+Aa-
    Zalo

    1001 câu hỏi lần đầu làm mẹ: Mẹo chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh "mẹ bỉm sữa" không nên bỏ qua

    (ĐS&PL) - Tài sao cần chăm sóc, vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh, dấu hiệu nào báo động những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến rốn trẻ sơ sinh...?, là một trong số 1001 câu hỏi lần đầu làm mẹ của các "bỉm sữa".

    Cách chăm sóc, vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh

    Dây rốn là nơi vận chuyển các chất dinh dưỡng từ mẹ sang bé trong suốt thai kỳ. Bây giờ, khi bé chào đời, dấu tích của dây rốn chỉ còn lại một đoạn vài cm ở cuống rốn. Sẽ mất một khoảng thời gian từ 1-2 tuần để rốn bé khô và rụng đi. Trong thời gian này, người mẹ cần chăm sóc, vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh thật tốt để tránh bị nhiễm trùng...

    - Giữ gìn rốn luôn sạch: Các bác sĩ Nhi khoa thường khuyên dùng cồn để làm sạch rốn. Tuy nhiên, bây giờ hầu hết các loại cồn đều không đủ đảm bảo chất lượng và có thể gây kích ứng da, đôi khi còn làm chậm thời gian lành vết thương. Do đó, hiện nay, các bác sĩ đều khuyên vệ sinh sạch sẽ bằng nước vô trùng.

    - Giữ rốn luôn khô: Để rốn được tiếp xúc với không khí càng nhiều càng tốt. Điều này cho phép rốn khô nhanh hơn và làm giảm thời gian gây nhiễm trùng. Nếu cho bé mang tã, phải gấp tã xuống dưới rốn để ngăn chất thải dính vào rốn. Đồng thời, tuyệt đối không băng rốn kín như quan niệm xưa.

    - Không tắm rốn: Khi tắm, hạn chế để rốn trẻ sơ sinh ngâm quá lâu trong nước cho đến khi dây rốn rụng đi. Chỉ cần tắm rửa mình và lau sạch sẽ vùng da quanh rốn mỗi ngày, bạn sẽ bảo vệ bé khỏi những nguy cơ nhiễm trùng rốn.

    - Không tự ý bứt dây rốn: Hiện tượng rụng rốn ở trẻ sơ sinh sẽ diễn ra một cách tự nhiên, nghĩa là sau khi khô đi, rốn sẽ tự rụng. Nếu tự ý bứt rốn trước thời gian cần thiết sẽ rất dễ gây nhiễm trùng rốn hoặc chảy máu rốn.

    1001 cau hoi lan dau lam me luu y cham soc ron cho tre so sinh me bim sua khong nen bo qua 0
    1001 câu hỏi lần đầu làm mẹ: Lưu ý chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh, "mẹ bỉm sữa" không nên bỏ qua. Ảnh minh họa

    Dấu hiệu bất thường liên quan đến rốn trẻ sơ sinh

    Sau khoảng 1-2 tuần, rốn trẻ sơ sinh sẽ rụng. Số ít bé có thể cần nhiều hơn khoảng thời gian này nhưng không quá 20 ngày. Nếu quá hạn, rụng rốn ở trẻ sơ sinh vẫn không diễn ra và có kèm theo những dấu hiệu nhiễm trùng sau đây, mẹ "bỉm sữa" nên cho bé đi khám:

    - Chân rốn sưng đỏ hoặc có mủ

    - Rốn bị chảy máu, chảy mủ vàng hoặc trắng

    - Nước chảy ra từ rốn và có mùi hôi thối

    - Trẻ sơ sinh có vẻ đau đớn và khóc quấy, thậm chí sốt cao

    Các dấu hiệu của nhiễm trùng cuống rốn ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng rốn, đe dọa tính mạng của bé. Đây được xem là một tình trạng bệnh nghiêm trọng và cần phải được điều trị ngay lập tức.

    Ngoài ra, nếu thấy rốn có những dấu hiệu sau cũng cần phải được điều trị sớm:

    - Nước rỉ từ rốn dù đã rụng: Bé có thể bị tồn tại ống niệu rốn.

    - Xuất hiện u hạt rốn sau khi rốn rụng: Đây là hậu qủa của quá trình nhiễm trùng nhẹ, kéo dài do không không kèm theo sưng, đỏ, nóng, đau, hoặc bị sốt. Có thể điều trị bằng cách đốt bạc nitrat đến các mô.

    - Thoát vị rốn: Nhiều người còn gọi đây là lồi rốn. Sau khi xảy ra hiện tượng rụng rốn ở trẻ sơ sinh, một khối tròn sẽ nổi lên ngay tại vị trí lỗ rốn, nhất là khi bé khóc gằn. Đây là tình trạng biến dạng rốn làm ảnh hưởng đến tâm lý của bé do mất thẩm mỹ, vì thế để chữa trị, bố mẹ nên tham khảo các biện pháp mổ thẩm mỹ cho bé nhé!

    XEM THÊM: 1001 câu hỏi lần đầu làm mẹTrẻ sơ sinh rất dễ mắc bệnh nhiễm trùng, cần làm gì để phòng bệnh cho con?

    Rốn trẻ sơ sinh rụng khi nào?

    Thông thường ngay sau khi sinh, trẻ sơ sinh sẽ rụng rốn trong khoảng thời gian từ 7 - 10 ngày. Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt thì thời gian này có thể được kéo dài lâu hơn. Những nguyên nhân chính khiến rốn của trẻ sơ sinh khó rụng:

    Mẹ chưa hiểu rõ về cách vệ sinh rốn cho con: Nhiều người vẫn dùng các phương pháp truyền thống hoặc dùng cồn để rửa rốn. Điều này khiến rốn của bé dễ bị nhiễm trùng và gây ra khó rụng hơn bình thường.

    Bó rốn bé quá kín: Cũng có nhiều trường hợp người mẹ sợ chạm nhiều vào rốn thì con sẽ đau. Vậy nên, mẹ sẽ băng kín rốn của trẻ và không để một hạt bụi bẩn dính vào. Để rốn của trẻ khô và không bị chảy mủ, mẹ nên vệ sinh rốn cho trẻ hằng ngày bằng nước muối sinh lý.

    Hướng dẫn chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng rốn

    Sau khi rụng rốn, thường ở phần rốn sẽ có hiện tượng rỉ máu ít kèm dịch có mùi hôi. Lúc này, phụ huynh có thể dễ dàng hơn trong việc chăm sóc nhưng vẫn phải nhẹ nhàng và cẩn thận thực hiện các bước sau:

    Bước 1: Dùng nước muối sinh lý để làm sạch phần dịch tiết ra.

    Bước 2: Lấy khăn sạch mềm mại lau khô rốn.

    Bước 3: Tiếp tục theo dõi rốn của trẻ thường xuyên để đảm bảo rốn khô dần và không còn chảy máu nữa.

    Bước 4: Tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày bằng nước ấm và sữa tắm cho trẻ sơ sinh bình thường. Sau đó, lau khô sạch rốn bằng khăn cotton mềm.

    Hoàng Yên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/1001-cau-hoi-lan-dau-lam-me-meo-cham-soc-ron-cho-tre-so-sinh-me-bim-sua-khong-nen-bo-qua-a598148.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan