+Aa-
    Zalo

    Bé gái bị "nữ hoàng bóng đêm" cắn tử vong, bác sĩ cảnh báo loài rắn cực nguy hiểm

    ĐS&PL Bé gái 15 tháng tuổi bị tử vong do rắn hoa cổ đỏ (hay còn gọi là rắn học trò, rắn hổ lửa, nữ hoàng bóng đêm…) cắn gây nhiễm độc, rối loạn đông máu (RLĐM) không thể cứu.

    Bé gái 15 tháng tuổi bị tử vong do rắn hoa cổ đỏ (hay còn gọi là rắn học trò, rắn hổ lửa, nữ hoàng bóng đêm…) cắn gây nhiễm độc, rối loạn đông máu (RLĐM) không thể cứu nổi.

    Báo Công an nhân dân đưa tin, bé gái N.T.N.T. (ngụ tại Tiền Giang) đang chơi ngoài sân thì bị rắn cắn. Người nhà đắp một loại lá nhưng thấy máu ở vết thương nơi cẳng tay vẫn chảy tiếp nên đưa bé vào bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang. Bệnh viện đã cấp cứu, dùng thuốc chống lại tình trạng rối loạn đông máu, băng ép và chích 4 lọ kháng huyết thanh dành cho rắn lục tre, tuy nhiên bé vẫn chảy máu nên đã được chuyển lên TP.HCM.

    Khi vào đến BV Nhi đồng 1, các bác sĩ nhận ra đây không phải là vết thương do rắn lục tre. Qua đối chiếu hình ảnh với gia đình, xác định là rắn hoa cổ đỏ, một loại rắn độc chưa có kháng huyết thanh.

    Rắn hoa cổ đỏ (hay còn gọi là rắn học trò, rắn hổ lửa, nữ hoàng bóng đêm…) cực nguy hiểm.

    Các bác sĩ đã liên hệ với bệnh viện Chợ Rẫy là nơi có nghiên cứu về rắn này nhưng được biết ở Việt Nam chưa có kháng huyết thanh.

    Bác sĩ Đinh Tấn Phương, Trưởng khoa Cấp cứu bệnh viện Nhi đồng 1 thông tin trên báo Người lao động: "Chúng tôi đã liên hệ nhiều quốc gia để tìm kiếm kháng huyết thanh nhưng không có. Chỉ có một bệnh viện ở Nhật đang nghiên cứu thử nghiệm kháng huyết thanh này, tuy nhiên chế phẩm vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, chưa thể sử dụng được".

    Bé được chuyển vào khoa Hồi sức tích cực - chống độc, các bác sĩ cố gắng cứu bé bằng cách truyền rất nhiều máu, chế phẩm máu, gần như là thay máu cho bé, truyền thuốc rối loạn đông máu...

    Tuy nhiên bé ngày càng nặng, xuất huyết không chỉ ở vết thương mà còn dưới da, chân răng, nghi ngờ xuất huyết não, và đã tử vong sau 2 ngày.

    Bác sĩ Phương lưu ý, rắn hoa cổ đỏ có điểm rất đặc biệt là cứ 10 người bị rắn này cắn thì chỉ có 3 người nhiễm độc, 7 người không có triệu chứng gì nên tưởng không độc, do đó có người còn nuôi chơi, nuôi làm cảnh.

    Loại rắn này cực độc, vì vậy tuyệt đối phụ huynh không cho trẻ chơi hay nuô. Mặc khác, nọc của rắn này không bị biến đổi bởi nhiệt, a xít hay rượu... nên không được ăn hay ngâm rượu rắn này. Nếu bị rắn cắn gây rối loạn đông máu cắn, cần đưa bệnh nhân gấp đến cơ sở y tế để được chẩn đoán, điều trị.

    Việt Hương (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/be-gai-bi-nu-hoang-bong-dem-can-tu-vong-bac-si-canh-bao-loai-ran-cuc-nguy-hiem-a361584.html
    Sự kiện: Y tế sức khỏe
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan