+Aa-
    Zalo

    GPMB cao tốc Bắc - Nam phía Đông bị “đội giá”

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nguyên nhân tăng chi phí GPMB chủ yếu là các địa phương công bố giá đất định kỳ năm 2020 theo quy định của Luật Đất đai cao hơn so với thời điểm lập Dự án.

    Nguyên nhân tăng chi phí GPMB chủ yếu là các địa phương công bố giá đất định kỳ năm 2020 theo quy định của Luật Đất đai cao hơn so với thời điểm lập Dự án.

    Do dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông đi qua nhiều địa phương, phạm vi GPMB lớn nên thời gian qua, trong quá trình triển khai đã gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cần tiếp tục có sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, sự hỗ trợ của các bộ, ngành và sự vào cuộc quyết liệt của các địa phương.

    Cụ thể, ông Phan Quang Hiển – Phó Cục trưởng cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, bộ GTVT cho biết: “Thời gian vừa qua, ngay trong giai đoạn cao điểm ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, xác định công tác GPMB là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, là cơ sở bắt buộc để có thể triển khai thi công tuyến đường cao tốc Bắc - Nam, đồng chí Bộ trưởng đã thường xuyên họp giao ban với các đồng chí Thứ trưởng phụ trách dự án cũng như các cơ quan đơn vị, các Ban QLDA của Bộ để kiểm điểm, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ công tác GPMB".

    GPMB cao tốc Bắc - Nam phía Đông bị “đội giá”. Ảnh minh họa

    "Hàng tháng, các đồng chí Thứ trưởng trực tiếp làm việc với từng địa phương để phối hợp thúc đẩy công tác rất quan trọng này; hiện nay, một số địa phương có tăng chi phí GPMB, tuy nhiên không làm tăng tổng mức đầu tư Dự án đã được phê duyệt, chỉ điều chỉnh lại cơ cấu trong tổng mức đầu tư"

    "Nguyên nhân tăng chi phí GPMB chủ yếu là các địa phương công bố giá đất định kỳ năm 2020 theo quy định của Luật Đất đai cao hơn so với thời điểm lập Dự án", ông Hiển nói.

    Cũng theo ông Hiển, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ có Công điện đôn đốc chỉ đạo, các địa phương cũng đã rất khẩn trương, tích cực để triển khai thực hiện. So với giai đoạn cuối tháng 4/2020 thì đến nay, đã bàn giao thêm được khoảng 10% khối lượng, đạt trên 80%.

    Còn theo tin từ bộ GTVT, tính đến thời điểm hiện tại, ngành giao thông đã giải ngân được 6.686 tỷ/10.288 tỷ đồng. Cụ thể, năm 2019, giải ngân 4.740 tỷ/5.185 tỷ đồng (đạt 91%); năm 2020, giải ngân 1.946 tỷ/5.103 tỷ đồng đạt 38,1% .

    Nhờ sức giải ngân khá mạnh mẽ nên đến thời điểm hiện tại, việc thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) đang đạt tiến độ khá tích cực.

    Đến nay, toàn bộ 11/11 dự án đã cơ bản hoàn thành công tác đo đạc, kiểm đếm lập phương án đền bù.

    Về công tác đền bù, thu hồi đất và bàn giao mặt bằng đã chi trả tiền đền bù, đủ điều kiện bàn giao mặt bằng là 530,8 km/653,61km (đạt 81,21%).

    Vũ Đậu(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/gpmb-cao-toc-bac---nam-phia-dong-bi-doi-gia-a328634.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan