+Aa-
    Zalo

    "Hà bá" dọa nuốt nhà dân

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Để "sống chung" với tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng, nhiều hộ dân ở Đồng bằng sông Cửu Long đã phải tính đến giải pháp sạt lở đến đâu di dời nhà ở đến đó.

    (ĐSPL) - Để "sống chung" với tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng, nhiều hộ dân ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã phải tính đến giải pháp sạt lở đến đâu di dời nhà ở đến đó.

    Thời gian gần đây, khi nước lũ bắt đầu dâng cao ở các tỉnh ĐBSCL cũng là lúc tình trạng sạt lở đất xảy ra nghiêm trọng và ngày càng gia tăng. 10 năm trở lại đây, trong khi chính quyền đang loay quay đi tìm giải pháp khác phục, người dân ĐBSCL gần như tự nghĩ ra các giải pháp để sống chung với sạt lở. Câu chuyện sạt lở và di dời gần như trở nên quen thuộc với nhiều hộ dân nơi đây.

    Ở Bến Tre, để đối phó với sạt lở, những hộ dân sinh sống tại các điểm sạt lở chủ yếu chọn giải pháp lở đến đâu di dời nhà đến đó mà không muốn vào khu tái định cư vì giá hỗ trợ thấp chỉ từ 20 - 25 triệu đồng/hộ, nên dù được chính quyền hỗ trợ di dời nhà vào khu tái định cư nhưng người dân vẫn chưa vào ở. Phần lớn những hộ dân nói trên đều sống chủ yếu bằng nghề nông hoặc đánh bắt thủy sản. Mặc dù sống trong cảnh lo sợ, bất an nhưng rất nhiều hộ dân vẫn trông chờ chính quyền dùng giải pháp khắc phục hơn là giải pháp di dời.

    Theo nhiều hộ dân, họ đã từng nhiều lần di dời nhà nhưng tình trạng sạt lở vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Ông Lê Văn Hậu, trú tại xã Long Hòa, huyện Bình Đại (Bến Tre) cho biết, ngành chức năng đã nhiều lần đến đo đạc nhưng đến nay vẫn không thấy thực hiện các giải pháp chống sạt lở.

    Hay như tại tỉnh Hậu Giang, vào cuối tháng 7/2014, đã xảy ra vụ sạt lở ở tuyến bờ bao bề mặt rộng 6m, dài 24m xuống kênh Thạnh Đông, thuộc xã Phú An, huyện Châu Thành, làm tuyến giao thông đường bộ khu vực này bị cắt đứt hoàn toàn. Từ đầu năm đến nay, chỉ tính riêng tại huyện Châu Thành, đã xảy ra 21 vụ sạt lở, làm mất 3.700m² đất, gây thiệt hại gần 700 triệu đồng. Ngoài ra, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông tỉnh Hậu Giang, toàn tỉnh có hơn 100 điểm dọc các bờ sông có nguy cơ sạt lở cao. Các điểm này tập trung ở tuyến sông Cái Côn, Mái Dầm, Cái Dầu, Ngã Sáu, Nàng Mao…

    Dân mất an toàn trước tình trạng sạt lở ở ĐBSCL

    Nhiều tuyến đường, cầu giao thông ở ĐBSCL bị sạt lở nghiêm trọng, đe dọa tính mạng của hàng trăm hộ dân. Ảnh: C.P

    Tỉnh Đồng Tháp cũng nằm trong tình trạng tương tự, trước thực trạng sạt lở gia tăng theo từng ngày, đe dọa tính mạng và tài sản của hàng trăm hộ dân, UBND tỉnh đã khẩn trương di dời nhà cửa, tài sản trong vùng nguy hiểm; cắm biển cảnh báo khu vực sạt lở để ghe tàu, xe tải qua lại tránh xa và hạn chế tốc độ, tải trọng khi qua lại khu vực này; xem xét thực hiện hỗ trợ ngay các hộ bị sạt lở, di dời theo chính sách hiện hành.

    Thống kê tại các tỉnh ven sông Tiền, sông Hậu, hiện có 18 khu vực sạt lở với tốc độ 10m/năm, 37 khu vực sạt lở với 5 - 10m/năm và 26 khu vực sạt lở với tốc độ nhỏ hơn 5m/năm.

    Sạt lở gần như “bủa vây” khắp ĐBSCL từ các tuyến đê bao mía mới xây dựng đến các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, đường giao thông nông thôn, các vạt rừng ven biển đều chịu thiệt hại nghiêm trọng. Tuy chưa có con số thống kê cụ thể về mức thiệt hại ở các tỉnh, nhưng con số thiệt hại hàng năm do sạt lở ở ĐBSCL lên đến hàng trăm tỷ đồng.

    Chính quyền loay quay tìm giải pháp khắc phục trong khi sạt lở ngày càng gia tăng, thiệt hại ngày càng nghiêm trọng và nhà dân, cầu đường tiếp tục lọt xuống miệng “hà bá”.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ha-ba-doa-nuot-nha-dan-a46928.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan