+Aa-
    Zalo

    Mâm cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp đầy đủ nhất

    • DSPL
    ĐS&PL Ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày ông Công, ông Táo lên chầu trời. Vào ngày này, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn.

    Ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày ông Công, ông Táo lên chầu trời. Vào ngày này, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn để tiễn ông Công, ông Táo lên trời báo cáo tình hình gia đình trong năm qua với Ngọc Hoàng.

    Theo quan niệm dân gian, cúng ông Công, ông Táo thường vào trưa 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia văn hóa mọi người có thể cúng tiễn ông Táo bắt đầu từ ngày 21 tháng Chạp đến ngày 23 tháng Chạp.

    Dù "tùy tiền biện lễ" nhưng hầu như mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo đều có những lễ vật sau:

    Mũ ông Công ba cỗ: Hai mũ của hai Táo ông và một mũ của Táo bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Để giản tiện, nhiều người chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.

    Cá chép: Tượng trưng cho phương tiện tiễn ông Công, ông Táo lên chầu trời. Ngày nay, cá chép có thể là cá sống hoặc làm bằng giấy.

    Mâm cỗ cúng:

    Tùy theo từng gia đình có thể chuẩn bị những lễ vật cúng ông Công, ông Táo khác nhau và còn phù thuộc vào văn hóa của từng vùng miền. Ngoài các lễ vật chính kể trên, thì còn có lễ mặn, hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo Quân.

    Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo có thể tùy theo từng gia đình, văn hóa vùng miền.

    Một mâm cỗ mặn cúng ông Công ông Táo thường gồm các thứ sau:

    - 1 đĩa gạo

    - 1 đĩa muối

    - 5 lạng thịt vai luộc (hoặc thịt gà)

    - 1 bát canh

    - 1 đĩa xào

    - 1 đĩa giò

    - 1 con cá chép rán (hoặc cá chép sống)

    - 1 đĩa xôi gấc

    - 1 đĩa hoa quả

    - 1 ấm trà sen

    - 3 chén rượu

    - quả cau, lá trầu

    - 1 lọ hoa

    - 1 tập giấy tiền, vàng mã

    Nhiều gia đình có trẻ con, người ta cúng Táo Quân một con gà luộc nữa. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo Quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực, thông minh và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy.

    Nhiều bà nội trợ cũng chủ động thay các món trong mâm cỗ, như thay đĩa thịt lợn luộc bằng gà luộc, hoặc thay đổi các món canh.

    Việt Hương (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/mam-cung-ong-cong-ong-tao-23-thang-chap-day-du-nhat-a353497.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan