+Aa-
    Zalo

    Người tiêu dùng bị “đầu độc” vì những quảng cáo không thể hay hơn

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Để giành giật từng “cm thị trường”, các hãng mì lao vào cuộc đua cho từng thước phim quảng cáo trên truyền hình.

    (ĐSPL) - Để giành giật từng “cm thị trường”, các hãng mì lao vào cuộc đua cho từng thước phim quảng cáo trên truyền hình. Chi phí cho mỗi giây quảng cáo đồng nghĩa bằng việc các thượng đế đang phải “chi” thêm một khoản tiền không hề nhỏ cho cuộc chiến của... giới chủ mì tôm. Và ai cũng hiểu quảng cáo chỉ là quảng cáo.

    Còn nhớ, cách đây 5 năm, ngự trị một thời gian rất dài tại thị trường chỉ bởi ba nhãn hàng ở phân khúc bình dân như là Gấu Đỏ... Nhưng hai năm gần đây, chưa nơi nào có thể thống kê chính xác số lượng nhãn hiệu mì ăn liền được bày bán trên thị trường. Việc quảng cáo mì ăn liền cũng bắt đầu làm mưa, làm gió trên các phương tiện thông tin đại chúng không kém sữa bột, dầu gội đầu.

    Chẳng thế mà, khi được hỏi, các nhà đài chẳng giấu giếm cho biết, hiện nay, nhà sản xuất dẫn đầu thị trường vẫn là những đại gia chi bạo tay nhất cho tiếp thị, đặc biệt là quảng cáo. Theo thống kê không chính thức, chỉ riêng thương hiệu Gấu Đỏ (của Asia Food) chiếm phần lớn chi phí quảng cáo trong lĩnh vực mì tôm. Kỳ thực, từ quảng cáo đến thực tế lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.

    “Ma trận” mì tôm và cuộc chiến giành thị phần, (kỳ 2)

    Giá mỗi gói mì đang “gánh” thêm một phần tiền quảng cáo.

    Mì tôm không phải là... mật ngọt

    Sự thật về tiêu chí “3 không” (không sử dụng phẩm màu, chất bảo quản và chất điều vị) của mì Gấu Đỏ – Asia Foods cũng bị khui ra vì không đúng như quảng cáo, nhất là khi sản phẩm này lại đang tập trung vào tầng lớp... trẻ em. Quảng cáo tung hô mì Gấu Đỏ như một sản phẩm hoàn hảo, nhưng ngay trên chính bao bì sản phẩm này đã có sự hiện diện của hai thành phần muối phosphete (45li, 452i).

    Theo các nhà khoa học, chất 45li có tên khoa học là Pentasodium triphosphate, thường được sử dụng như chất bảo quản trong hải sản, thịt, gia cầm, thức ăn chăn nuôi... Còn 452i là Sodium polyphosphate còn được dùng để thay thế hàn the trong sản xuất thực phẩm. Ngoài ra, theo kết quả kiểm nghiệm của trung tâm Khoa học công nghệ sắc ký Hải Đăng còn cho thấy, mẫu gia vị trong gói mì này còn chứa 8/kg Disodium Inosinate và Disodium Guanylate và 0,49\% hàm lượng bột ngọt (monosodium glutamate).

    Đỉnh cao của những lời dối trá mang tên mì ăn liền tiếp tục bị đẩy lên cao trào khi thông tin 100\% sản phẩm mì ăn liền chứa chất axitd axolicd được công bố. 

    Trong khi đó, các hãng mì vẫn tiếp tục rót vào tai “thượng đế” những lời mật ngọt thông qua các chương trình quảng cáo. Để gây chú ý hơn, nhiều thương hiệu mì gói chọn cách thu hút người dùng bằng việc hướng vào nỗi sợ hãi. 

    Thông điệp tốt cho sức khỏe của các sản phẩm Vifon, đánh vào tâm lý sợ ăn mì của một bộ phận người dân do mì ăn liền thường ít chất dinh dưỡng hơn các loại tinh bột khác. Thông điệp này được nhấn mạnh tại quảng cáo hầu hết các dòng sản phẩm của Vifon trong một thời gian khá dài. Trong khi, tâm lý người dùng vẫn e ngại với các sản phẩm mì gói vì chất dinh dưỡng thấp, thì mì Unif - thương hiệu với những quảng cáo thú vị có diễn viên nhí tham gia - đưa ra chiến dịch “mì sợi nhỏ, có vitamin E”, như một thông điệp thổi bay tâm lý sợ mì gói của người tiêu dùng.

    Một chuyên gia trong lĩnh vực Marketing, quảng cáo nhận định, người tiêu dùng rất dễ bị đánh lừa bởi chiến thuật Marketing, tiếp thị của một số doanh nghiệp chịu khó đầu tư cho quảng cáo. Họ lầm tưởng rằng, quảng cáo rùm beng sản phẩm này tốt, chất lượng và quảng cáo liên tục đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người và do đó, sản phẩm đó giá có cao đi chăng nữa cũng mua và sử dụng.

    Thực tế,  chất lượng có như quảng cáo hay không chỉ có trời mới biết, chứ đừng nói cơ quan này, cơ quan quản lý nọ biết, vì giấy phép chỉ là thủ tục... Rồi, người tiêu dùng và những doanh nghiệp nhỏ và vừa (có chi phí quảng cáo ít) lãnh đủ.

    Theo vị chuyên gia này, chúng ta hãy là người tiêu dùng thông minh, bởi lẽ: “Giá của sản phẩm cao và được quảng cáo nhiều bởi sản phẩm đó được đầu tư cho quảng cáo cao”, chứ chất lượng thì hãy đợi đấy. Nên nhớ, chi phí quảng cáo trên truyền hình không hề thấp, 30 giây cho một đoạn phim quảng cáo vào giờ bình thường không dưới 30 triệu đồng, đó là chưa kể chi phí thuê dàn dựng, diễn viên, đạo diễn, chạy giấy phép quảng cáo. Hãy tự bảo vệ mình nhé người tiêu dùng thông thái”.                                                 

    Điều dễ nhận thấy ở thị trường mì gói là chất lượng và khẩu vị đang được dẫn dắt bởi các phương tiện truyền thông. Nói cách khác, sản phẩm nào được quảng cáo nhiều, bài bản sẽ tạm thời thắng thế trong cuộc chơi. Điển hình nhất là hai loại mì có thương hiệu na ná nhau là Osami và Omachi, được tung ra thời điểm gần sát nhau, song Omachi đã rất thành công trên thị trường với thông điệp không sợ nóng vì được làm từ khoai tây. Thành phần của Osami được ghi khá rõ, làm từ đậu Hà Lan nhưng vẫn bị đánh bại.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguoi-tieu-dung-bi-dau-doc-vi-nhung-quang-cao-khong-the-hay-hon-a49841.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    “Cuộc đua” giữa các thương hiệu mì ăn liền chưa có điểm dừng

    “Cuộc đua” giữa các thương hiệu mì ăn liền chưa có điểm dừng

    Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Mì ăn liền thế giới, Việt Nam là quốc gia đứng thứ tư thế giới về tiêu thụ mỳ gói, với 5,1 tỷ gói trong năm 2012. Nhiều năm qua, tốc độ tăng trưởng của thị trường mì ăn liền ở Việt Nam luôn được ghi nhận ở mức hai con số và dự báo nhu cầu tiêu thụ sẽ tiếp tục tăng lên.