+Aa-
    Zalo

    Những lưu ý mẹ bầu cần biết khi cho thai nhi nghe nhạc

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Khoảng 20 tuần tuổi, thính giác của bé đã phát triển để có thể nghe được các âm thanh khác ngoài giọng nói của mẹ. Thời điểm này rất thích hợp để mẹ nghe nhạc..

    Khoảng 20 tuần tuổi, thính giác của bé đã phát triển để có thể nghe được các âm thanh khác ngoài giọng nói của mẹ. Thời điểm này rất thích hợp để mẹ nghe nhạc giúp thai nhi phát triển.

    Trong thời gian mang thai mẹ nên nghe nhạc hay không?

    Khoảng 20 tuần tuổi, thính giác của bé đã phát triển để có thể nghe được các âm thanh khác ngoài giọng nói của mẹ. Khi mẹ nghe bản nhạc mà mình yêu thích và thư giãn, tế bào não mẹ sẽ tiết ra chất endorphins vào trong máu, nguồn máu này qua nhau thai và dây rốn đến vòng tuần hoàn của thai nhi, cũng giúp cho tế bào thần kinh của thai nhi phát triển.


    Thời điểm thích hợp để cho thai nhi nghe nhạc

    Theo nghiên cứu, từ tuần thứ 16 trở đi, thai nhi đã có thể cảm nhận được các âm thanh từ bên ngoài, do đó giai đoạn thích hợp để các mẹ bầu bắt đầu cho bé nghe nhạc là từ tuần thứ 16-20 trở đi.

    Bởi vì thai nhi thường có khuynh hướng ngủ khi mẹ hoạt động và thức khi mẹ nghỉ ngơi, thư giãn, nên các mẹ bầu nên chọn thời điểm khi cơ thể mình muốn nghỉ ngơi để nghe nhạc. Lúc đó, mẹ có thể để mình được thả lỏng một cách thoải mái nhất và chỉ tập trung vào tận hưởng những bản nhạc chứ không vướng bận với bất kỳ công việc nào khác, đó cũng là lúc mà bé yêu của bạn cảm nhận được các giai điệu một cách rõ nhất.

    Việc nghe nhạc cũng sẽ giúp cho các mẹ bầu kết nối tình cảm với bé yêu của mình, các mẹ có thể vừa nghe nhạc vừa hát du dương hoặc đung đưa người theo điệu nhạc, như thế cũng sẽ tạo cho bé yêu của bạn rất nhiều hứng khởi đấy.

    Mẹ bầu nên nghe nhạc bao lâu trong ngày?

    Mẹ nghe nhạc tốt cho sự phát triển của thai nhi, thế nhưng nghe nhạc bao lâu thì đủ? Nghe nhạc nhiều chưa hẳn đã là tốt, quan trọng là mức độ tập trung của bạn khi nghe, mỗi ngày chỉ cần dành 20-30 phút để nghe nhạc và nếu bạn thật sự cảm thụ bản nhạc đó bằng tâm hồn của mình, bé yêu của bạn cũng thế, hiệu quả của việc nghe nhạc cũng sẽ được phát huy.


    Chú ý âm lượng khi dùng tai nghe cho bé nghe nhạc

    Nếu không muốn mở loa ngoài sợ ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, mẹ có thể dùng tai nghe áp vào bụng bầu. Mẹ có biết, nước ối là một môi trường truyền âm rất tốt, đồng thời cũng có khả năng khuếch đại âm thanh, bởi vậy nếu mẹ mở âm lượng to, không những giấc ngủ của trẻ có thể bị gián đoạn, gây rối loạn nhịp sinh học, mà còn ảnh hưởng đến thích lực của trẻ sau này.

    Mẹ có nên hát khi mang thai?

    Việc em bé trong bụng được nghe mẹ hát thường xuyên sẽ giúp bé quen với âm thanh, giọng nói của mẹ và nhiều loại chất có lợi cho hệ thần kinh của bé sẽ được sản sinh. Kết hợp hát với chơi nhạc cụ như piano hoặc violin, chắc chắn những bản nhạc của mẹ sẽ được bé yêu thích ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ đấy.


    Mẹ nên cho bé nghe loại nhạc nào?

    [poll3]1401[/poll3]

    Thay vào đó, các mẹ bầu có thể nghe bất cứ loại nhạc cho thai nhi nào mà mình cảm thấy yêu thích và hứng thú, miễn là nó giúp các mẹ được thư giãn, ví dụ như hòa tấu, dân ca, cải lương, hay pop, ballad,…v…v… Tuy nhiên, cần lưu ý là các mẹ nên chọn những bản nhạc có ca từ trong sáng, thể hiện tinh thần lạc quan, vui vẻ, những bản nhạc nói về tình yêu thương gia đình càng tốt, tránh những bản nhạc quá buồn, quá não nề.

    Bên cạnh đó, mẹ cũng cần tránh những bản nhạc có giai điệu quá mạnh hoặc thay đổi tông nhịp liên tục, sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Các mẹ cũng cần chọn một không gian yên tĩnh để nghe nhạc và nên tránh nghe nhạc trong nhiều giờ đồng hồ liên tiếp.

    Tổng hợp

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-luu-y-me-bau-can-biet-khi-cho-thai-nhi-nghe-nhac-a182169.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan