+Aa-
    Zalo

    Sự khác nhau giữa ngành Kế toán và Kiểm toán

    (ĐS&PL) - Kế toán và Kiểm toán đều là những công việc liên quan đến vấn đề tài chính của doanh nghiệp, song có sự khác nhau ở một số thao tác đặc thù. Vì thế, các bạn học sinh cần phân biệt ngành Kế toán và Kiểm toán.

    Ngành Kế toán và Kiểm toán được hiểu như thế nào? 

    Để phân biệt rõ ràng hai ngành học này, trước tiên các bạn cần tìm hiểu kỹ khái niệm và cách phân loại.

    Kế toán là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp, một cơ quan nhà nước, một cơ sở kinh doanh tư nhân,... Đây là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Từ quản lý ở phạm vi từng đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp cho đến quản lý ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế.

    su khac nhau giua nganh ke toan va kiem toan3

    Kế toán được chia thành hai loại:

    - Kế toán công: Là kế toán tại những đơn vị hoạt động không có tính chất kinh doanh, không lấy lợi nhuận làm mục đích hoạt động, gồm các tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ chức nhà nước,...
    - Kế toán doanh nghiệp: Là loại kế toán ở các doanh nghiệp, hoạt động với mục tiêu chính là kinh doanh sinh lời.

    Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá về những thông tin tài chính nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập từ trước.  
    Phân loại theo chủ thể, kiểm toán có 3 loại: kiểm toán độc lập, kiểm toán nhà nước và kiểm toán nội bộ. 

    Lựa chọn học ngành kế toán tốt hơn hay kiểm toán tốt hơn?

    Từ những thông tin trên chúng ta có thể thấy được, ngành kế toán và kiểm toán là hai ngành học đặc thù, hoàn toàn khác nhau, đòi hỏi kỹ năng, chuyên môn riêng. Kiểm toán thường làm việc độc lập và trong thời gian nhất định. Còn kế toán sẽ làm việc và chịu trách nhiệm với số liệu, sổ sách của một doanh nghiệp.

    su khac nhau giua nganh ke toan va kiem toan2

    Tuy nhiên, để biết được nên học kế toán hay kiểm toán, bạn cũng cần phải đánh giá sự phù hợp của bản thân với nghề. Hãy lựa chọn ngành học theo đam mê và sở thích. Sự đam mê là yếu tố quan trọng giúp bạn theo đuổi công việc lâu dài và vượt qua mọi áp lực.

    Cụ thể, ngành kế toán sẽ phù hợp với những người có khả năng tư duy logic, tỉ mỉ, quản lý thời gian và số liệu tốt cũng như có thể làm việc độc lập và nhóm trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Bên cạnh đó, nếu bạn là nữ giới và là người thích sự ổn định thì có thể chọn học ngành kế toán. Còn nếu bạn yêu thích những con số, thích “xê dịch” thì học ngành kiểm toán là lựa chọn phù hợp.

    Nhiều trường đại học đào tạo ngành kế toán và kiểm toán như: trường Đại học Kinh tế Quốc dân, trường Đại học Ngoại thương, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính, trường Đại học Thương Mại, trường Đại học Công nghiệp, Đại học Vinh, trường Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng), trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, trường Đại học Tài Chính - Marketing, Đại học Kinh tế TP.HCM...

    Sự khác nhau về vị trí công việc của cử nhân ngành Kế toán và Kiểm toán 

    Cử nhân ngành Kế toán có cơ hội phát triển bản thân qua các vị trí công việc như:

    - Chuyên viên bộ phận quản trị tài chính - kế toán của các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ (doanh nghiệp, tổ chức tài chính, đơn vị hành chính sự nghiệp);

    su khac nhau giua nganh ke toan va kiem toan1

    - Chuyên viên kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, các định chế tài chính, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp của các quốc gia trong khu vực ASEAN;

    - Đảm nhiệm vị trí cấp cao như quản lý bộ phận kế toán, kế toán tổng hợp, kế toán trưởng, giám đốc tài chính, trưởng nhóm, giám đốc kiểm toán;

    - Tự khởi nghiệp thành lập các công ty dịch vụ tài chính - thuế - kế toán, kiểm toán,...

    Cử nhân ngành Kiểm toán có thể đảm nhận những vị trí công việc sau: 

    - Kiểm toán nội bộ trong bộ phận kiểm toán trực thuộc một công ty, tổ chức, cơ quan;

    - Kiểm toán độc lập tại các công ty, văn phòng làm các dịch vụ, tư vấn về kiểm toán cho các công ty, doanh nghiệp cần đến hoạt động kiểm toán;

    - Làm việc tại cơ quan kiểm toán nhà nước với tư cách là một tổ chức cơ quan hành chính tương đương Bộ có quyền kiểm soát các Bộ khác trong các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, các dự án vay nợ, sử dụng ngân sách nhà nước,...

    - Nghiên cứu, giảng dạy về kiểm toán tại các trường đại học.

    Thùy Dung(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/su-khac-nhau-giua-nganh-ke-toan-va-kiem-toan-a605377.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan