+Aa-
    Zalo

    Tác dụng bất ngờ khi mẹ bầu mỗi ngày ăn một thanh socola nhỏ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Trong quá trình mang thai, bà bầu có thể duy trì thói quen ăn socola đen mỗi ngày để bổ sung dinh dưỡng. Tác dụng của socola đối với mẹ bầu và thai nhi khiến bạn

    (ĐSPL) – Trong quá trình mang thai, bà bầu có thể duy trì thói quen ăn socola đen mỗi ngày để bổ sung dinh dưỡng. Tác dụng của socola đối với mẹ bầu và thai nhi khiến bạn ngạc nhiên.

    Theo một số nghiên cứu khoa học, socola, đặc biệt là socola đen, không chỉ có tác dụng giúp giảm nghén cho bà bầu mà còn đem lại nguồn dinh dưỡng tốt cho thai kỳ.

    Tuy nhiên, trước đó nhiều bà bầu truyền tai nhau việc ăn đồ ngọt không tốt cho bà bầu, đặc biệt socola gây tiểu đường, thậm chí ăn đồ ngọt trong suốt thời gian mang thai có thể tăng nguy cơ tăng cân quá mức, dễ dẫn đến chứng cao huyết áp, tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật v.v… Tuy nhiên, đối với socola các mẹ bầu có thể an tâm thưởng thức vị ngọt pha đắng của socola mà không lo đến bất cứ vấn đề sức khỏe nào trong quá trình mang thai (lưu ý: nên ăn điều độ, không nên ăn quá nhiều socola một lúc).

    Với bà bầu, việc ăn socola đen thường xuyên với liều lượng chừng mực mang lại các lợi ích không ngờ về sức khỏe của mẹ và sự phát triển ở thai nhi.


    Ngăn ngừa tiền sản giật

    Tiền sản giật là sự phát triển của cao huyết áp với phù và hoặc protein niệu, hoặc cả hai, do thai nghén hoặc ảnh hưởng cửa một thai nghén rất gần. Tiền sản giật sản giật thường xảy ra sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ và chấm dứt sau 6 tuần sau đẻ. Tuy nhiên, tiền sản giật nặng có thể phát triển sớm trước thời điểm đó với sự hiện diện của bệnh lá nuôi (chửa trứng).

    Trước đây người ta thường gọi là nhiễm độc thai nghén, hội chứng protein niệu, nhưng ngày nay người ta nhận thấy rằng chính huyết áp cao đã gây nên các biến chứng trầm trọng cho mẹ và thai, và cao huyết áp là triệu chứng thường gặp nhất, do đó thuật ngữ cao huyết áp do thai nghén, đã được hợp nhất lại để diễn tả hội chứng tiền sản giật - sản giật.

    Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Yale tiến hành trên 2.500 phụ nữ mang thai, nhóm thai phụ thường xuyên ăn socola ít nhất 5 lần/tuần giảm khả năng bị tiền sản giật đến trên 40% so với nhóm thai phụ không ăn hoặc ăn ít socola. Nguyên nhân được lý giải là do chất theobromine chứa trong socola, đặc biệt là socola đen, có tác dụng ngăn chặn tình trạng nguy hiểm này.

    Duy trì huyết áp ổn định suốt thai kỳ

    Báo Khám Phá cho biết, ca cao, nguyên liệu chính được dùng để chế biến món socola thơm ngon, có tác dụng hỗ trợ tích cực cho việc điều hòa huyết áp ở thai phụ bằng cách làm cho các mạch máu giãn nở tốt hơn. Song song đó, chất oxit nitric trong socola cũng có tác dụng giảm tình trạng cao huyết áp, và magie cùng đồng trong socola đen còn được biết đến nhờ công dụng duy trì huyết áp liên tục ở trạng thái bình thường.

    Tốt cho quá trình phát triển của thai nhi

    Theo VnExpress, nghiên cứu công bố tháng 2/2106 tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Y khoa Bà mẹ và Thai nhi Mỹ (Atlanta, Mỹ) cho thấy, socola ảnh hưởng tích cực đến quá trình phát triển của thai nhi. Các nhà khoa học chia 129 phụ nữ mang thai tuần thứ 11-14 thành 2 nhóm: nhóm ăn socola giàu flavanol và nhóm dùng socola ít flavanol. Họ đều ăn 30g socola mỗi ngày trong vòng 12 tuần.

    Siêu âm Doppler động mạch tử cung là một phương pháp xác định tình trạng huyết động của tử cung, nhau thai và thai nhi. Kết quả siêu âm Doppler cho thấy, cả 2 loại chocolate đều ảnh hưởng tích cực đến quá trình tăng trưởng của thai nhi. socola giúp tăng cường lưu lượng máu đến động mạch tử cung, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.

    Tăng cường hệ miễn dịch

    Trong socola có chứa Flavanoids, đặc biệt là socola đen, là chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Theo Mayo Clinic, chất chống oxy hóa này có tác dụng vô hiệu hóa các hóa chất độc hại có gốc tự do sản sinh khi cơ thể tiếp xúc với những thứ như khói thuốc lá, thuốc trừ sâu…, từ đó cải thiện khả năng miễn dịch vốn bị suy yếu trong thời gian mang thai. Flavanoids còn phát huy hiệu quả nhất định trong việc chống lại bệnh ung thư và hỗ trợ hệ tim mạch hoạt động tốt hơn.

    Cung cấp sắt, magie và các chất dinh dưỡng khác

    Theo Khám Phá, magie đóng vai trò đáng kể trong việc chuyển hóa axit béo, sắt giữ tầm quan trọng sống còn giúp tăng cường máu trong cơ thể thai phụ v.v…, cùng với hàm lượng các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, đây không chỉ là món ăn vặt ngon miệng mà còn rất bổ và có ích cho bà bầu.


    Giảm cholesterol

    Socola, nhất là socola đen, đã được chứng minh có khả năng làm giảm lượng cholesterol xấu và tăng cường cholesterol tốt trong cơ thể. Do đó, việc ăn socola đen mỗi ngày có thể giúp bà bầu giảm khoảng 10% lượng cholesterol xấu trong máu.

    Giúp mẹ bầu giảm trầm cảm trong quá trình mang thai

    Trong socola đen có chưa Serotonin, chất này là hóa chất tự nhiên chống trầm cảm, kết hợp các thuộc tính trong socola kích thích sản xuất chất dẫn truyền thần kinh trong não được gọi là endorphin giúp thai phụ có tâm trạng vui vẻ, hưng phấn. Endorphin còn được xem là “thuốc giảm đau tự nhiên” do cơ thể sản xuất ra, do đó, nếu tiêu thụ nhiều socola trong suốt thai kỳ cũng giúp bà bầu giảm được các chứng đau nhức khi bầu bí.

    Mẹ bầu lưu ý khi ăn socola:

    Trí thức trẻ cho hay, vì socola chứa caffein và chất ngọt nên tránh lạm dụng socola trong khi mang thai. Ăn quá nhiều socola hay đồ ngọt khi mang thai có thể dẫn tới tăng cân nhanh và các biến chứng khác. Bạn nên ăn một thanh socola nhỏ mỗi ngày hoặc một vài viên kẹo socola .

    Phụ nữ được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn ăn socola.

    Tổng hợp

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tac-dung-bat-ngo-khi-me-bau-moi-ngay-an-mot-thanh-socola-nho-a172995.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan