+Aa-
    Zalo

    Từ 1/1/2023, Sổ hộ khẩu bị "khai tử", hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi ra sao?

    (ĐS&PL) - Từ 1/1/2023, trong hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế không cần sổ hộ khẩu giấy.

    Theo Điều 12 Nghị định 104/2022/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế của người nhận con nuôi sẽ thay đổi như sau:

    Người nhận con nuôi phải làm Tờ khai đăng ký nuôi con nuôi thực tế và nộp cho UBND cấp xã, nơi người đó thường trú. Trong Tờ khai cần ghi rõ ngày, tháng, năm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi trên thực tế, có chữ ký của ít nhất hai người làm chứng.

    Kèm theo Tờ khai phải có các giấy tờ sau: Bản sao của một trong các giấy tờ sau: Thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của người nhận con nuôi;

    (Theo quy định hiện hành tại Nghị định 19/2011/NĐ-CP cần có "Bản sao Giấy chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của người nhận con nuôi).

    tu 1 1 2023 so ho khau bi khai tu ho so dang ky nuoi con nuoi ra sao 9
    Ảnh minh họa

    Bản sao của một trong các giấy tờ: Giấy khai sinh, thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của người được nhận làm con nuôi;

    Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn của người nhận con nuôi, nếu có; Giấy tờ, tài liệu khác để chứng minh về việc nuôi con nuôi, nếu có.

    Như vậy, theo Nghị định 104/2022, từ 1/1/2023, hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế sẽ không còn sổ hộ khẩu giấy của người nhận con nuôi.

    Về thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế, theo Điều 25 Nghị định 19/2011/NĐ-CP, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND cấp xã cử công chức tư pháp – hộ tịch phối hợp Công an xã tiến hành kiểm tra và xác minh;

    Nếu cả người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi đều còn sống, quan hệ cha mẹ và con giữa các bên vẫn đang tồn tại, các bên có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau trên thực tế như cha mẹ và con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nuôi con nuôi.

    Khi đăng ký việc nuôi con nuôi, cả người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi đều phải có mặt. Công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho các bên.

    Việc nuôi con nuôi đã phát sinh trên thực tế giữa công dân Việt Nam với nhau mà chưa đăng ký trước 1/1/2011, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Nuôi con nuôi 2010, thì được đăng ký kể từ 1/1/2011 đến hết 31/12/2015 tại UBND cấp xã, nơi thường trú của cha mẹ nuôi và con nuôi.

    PV

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tu-1-1-2023-so-ho-khau-bi-khai-tu-ho-so-dang-ky-nuoi-con-nuoi-ra-sao-a561604.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan