+Aa-
    Zalo

    Biến động điểm chuẩn trường Đại học Xây dựng Hà Nội những năm gần đây

    (ĐS&PL) - Trong 5 năm qua, các ngành Kiến trúc, Kiến trúc nội thất, Công nghệ thông tin và Kinh tế xây dựng luôn nằm trong top ngành có điểm chuẩn cao.

    Theo VOV, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội vừa công bố phương án dự kiến tuyển sinh đại học chính quy 2024.

    Biến động điểm chuẩn trường Đại học Xây dựng Hà Nội những năm gần đây - 1

     

    Ngành, chuyên ngành, phương thức xét tuyển, tổ hợp môn xét tuyển và chỉ tiêu tuyển sinh. Ảnh minh họa

    Ngành, chuyên ngành, phương thức xét tuyển, tổ hợp môn xét tuyển và chỉ tiêu tuyển sinh. Ảnh minh họa

    Theo đó, năm nay trường tuyển 4000 sinh viên, 32 ngành, chương trình đào tạo với 5 phương thức xét tuyển. Cụ thể:

    Phương thức 1: Xét tuyển sử dụng kết quả của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Phương thức này, trường xét tuyển ở tất cả các ngành, chuyên ngành. Các tổ hợp có môn Vẽ Mỹ thuật kết hợp với kết quả thi môn Vẽ Mỹ thuật của Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (Trường), trong đó môn Vẽ Mỹ thuật là môn thi chính, nhân hệ số 2.

    Phương thức 2: Xét kết quả học tập cấp THPT (học bạ). Trường xét tuyển ở các ngành, chuyên ngành trừ nhóm ngành Kiến trúc và quy hoạch.

    Xét tuyển dựa vào tổng điểm trung bình năm lớp 10, năm lớp 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 của các môn trong tổ hợp xét tuyển tương ứng (áp dụng chung cho cả thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024 và thí sinh đã tốt nghiệp THPT trước năm 2024).

    Thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế Tiếng Anh (Tiếng Pháp) tương đương IELTS 5.0 trở lên, hoặc SAT đạt từ 1100/1600, hoặc ACT đạt từ 22/36 (các chứng chỉ còn hiệu lực tính đến ngày xét tuyển) có thể sử dụng để thay thế môn Tiếng Anh (Tiếng Pháp) trong tổ hợp xét tuyển.

    Phương thức 3: Xét tuyển sử dụng kết quả Kỳ thi Đánh giá tư duy năm 2024 do Đại học Bách khoa Hà Nội chủ trì tổ chức. Đối với phương thức này, trường xét tuyển ở các ngành/chuyên ngành trừ nhóm ngành Kiến trúc và quy hoạch.

    Phương thức 4: Xét tuyển kết hợp. Cụ thể, xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế Tiếng Anh (Tiếng Pháp) tương đương IELTS 5.0 trở lên, hoặc SAT đạt từ 1100/1600, hoặc ACT đạt từ 22/36 (các chứng chỉ còn hiệu lực tính đến ngày xét tuyển) và kết quả 02 môn của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (môn Toán và 01 môn không phải ngoại ngữ) trong tổ hợp xét tuyển. Với các tổ hợp có môn Vẽ Mỹ thuật 02 môn xét tuyển là môn Toán và Vẽ Mỹ thuật, môn Vẽ Mỹ thuật do Trường Đại học Xây dựng Hà Nội tổ chức.

    Phương thức 5: Tuyển thẳng và Ưu tiên xét tuyển theo quy chế của Bộ GD&ĐT và đề án của trường.

    Biến động điểm chuẩn trường Đại học Xây dựng Hà Nội những năm gần đây - 3

     

    Biến động điểm chuẩn trường Đại học Xây dựng Hà Nội những năm gần đây - 4

     

    Điểm chuẩn Trường Đại học Xây dựng Hà Nội 5 năm trở lại đây. Ảnh: Giáo dục Việt Nma

    Điểm chuẩn Trường Đại học Xây dựng Hà Nội 5 năm trở lại đây. Ảnh: Giáo dục Việt Nma

    Điểm chuẩn của Trường Đại học Xây dựng Hà Nội năm gần đây nhất dao động trong khoảng từ 17 đến 24,49. Trong đó, có những ngành lấy điểm chuẩn thấp nhất là 17 điểm.

    Trong 5 năm qua, các ngành Kiến trúc, Kiến trúc nội thất, Công nghệ thông tin và Kinh tế xây dựng luôn nằm trong top ngành có điểm chuẩn cao của Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.

    Từ năm 2019 đến năm 2022, ngành Công nghệ thông tin luôn giữ vị trí đứng đầu trong nhóm ngành có điểm chuẩn cao. Riêng năm 2023, ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng vượt qua Công nghệ thông tin để trở thành ngành có điểm trúng tuyển cao nhất.

    Theo khảo sát của Trường Đại học Xây dựng Hà Nội về kết quả tình hình việc làm của sinh viên trong khoảng thời gian 12 tháng kể từ khi được công nhận tốt nghiệp đại học chính quy năm học 2021-2022, hầu hết sinh viên ra trường đều có việc làm, trong khi một số ít sinh viên lựa chọn tiếp tục học tập.

    Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm sau 1 năm ra trường cao nhất ở các ngành lần lượt là Công nghệ thông tin (100%), Kỹ thuật xây dựng Công trình giao thông (96,3%); còn ngành ngành Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ có tỷ lệ thấp nhất, chỉ đạt 88,2%.

    Nếu thống kê theo khu vực việc làm, hầu hết sinh viên ra trường đều làm việc cho các đơn vị tư nhân. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Xây dựng Hà Nội còn làm việc tại các đơn vị Nhà nước hoặc các công ty có yếu tố nước ngoài, hoặc tự tạo việc làm (khởi nghiệp), thông tin trên Tạp chí Giáo dục Việt Nam.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/bien-ong-iem-chuan-truong-ai-hoc-xay-dung-ha-noi-nhung-nam-gan-ay-a420787.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan