+Aa-
    Zalo

    Dương Chí Dũng bị cấp dưới "tố" kéo bè kết phái

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Tại phiên tòa sáng nay (23/4) bị cáo Sơn tiếp tục "tố" Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc mâu thuẫn lớn với nhau, thậm chí kéo bè kết phái.

    (ĐSPL) - Tại phiên tòa sáng nay (23/4) bị cáo Sơn tiếp tục "tố": “Tôi phải làm việc với sếp Dũng, sếp Phúc nên biết 2 người này không ưa nhau, mâu thuẫn lớn, thậm chí kéo bè kết phái ở Tổng Công ty làm tổn hại đến công việc chung”.
    Ngày thứ 2 phiên xử phúc thẩm Dương Chí Dũng và các đồng phạm, cựu Chủ tịch Vinalines được đưa đến phòng xử án từ rất sớm. Bị cáo Dũng ngồi trước vành móng ngựa với khuôn mặt đầy tâm trạng, áo sơ mi trắng “đóng thùng”, giày tây, bị cáo tay vẫn mang còng. Gần 1 giờ sau, các bị cáo khác mới được đưa vào phòng xử. 
    Dương Chí Dũng bị cấp dưới
    Dương Chí Dũng được dẫn giải đến tòa từ rất sớm.
    Lật lại lời khai của bị cáo Trần Hải Sơn (nguyên Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines) về việc đã 3 lần giao tiền cho Mai Văn Phúc và bị cáo Phúc đã phủ nhận ngay. Phúc cho rằng lời khai này đáng ngờ vì thay đổi lời khai liên tục, mỗi lần khác nhau. Lần đầu khai 2 lần mang tiền đến nhà Phúc ở làng Quốc tế Thăng Long, 1 lần ở nhà khu Thụy Khuê nhưng lần sau lại đổi lại là 1 lần mang về quê vì sau đó Sơn biết ngôi nhà ở Thụy Khuê bị cáo Phúc và gia đình không ở, đã cho thuê từ lâu.
    Lần Sơn khai mang tiền về quê An Hồng, An Dương, Hải Phòng cho Phúc, bị cáo cũng không xác nhận. Theo Phúc, Sơn khai khi đó con trai Phúc lái xe đưa vợ chồng Phúc về quê nhưng thực tế khi đó con trai Phúc đang du học ở Anh, không thể có mặt ở Việt Nam.
    Tại phiên tòa, bị cáo Mai Văn Phúc thuật lại việc bàn giao công việc khi nhậm chức Tổng GĐ Vinalines theo phương thức “trọn gói”, chỉ cùng Dương Chí Dũng “ký một chữ là xong, chưa đến 1 phút”. Dự án nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam được triển khai trước khi Phúc nhậm chức 14 tháng. Vì vậy, Phúc cho rằng, việc làm trái ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng đã xảy ra từ thời điểm đó. 
    Dương Chí Dũng bị cấp dưới
    Bị cáo Sơn liên tục "tố" các lãnh đạo của mình. 
    Đề cập về trách nhiệm với cương vị Tổng GĐ Tổng Công ty, Phúc cho rằng trong thời gian tại nhiệm, bản thân đã cống hiến lớn (2 năm thu về 4000 tỷ đồng) và “ở trong tù bị cáo cũng suy nghĩ rất nhiều về việc xảy ra tại Vinalines”. Đồng thời bị cáo Phúc nhấn mạnh, việc kí quyết định mua ụ nổi đó là thực hiện Nghị quyết, chủ trương của HĐQT.
    Dẫn lại lời khai của Phúc về nhận định thủ tục thanh toán ụ nổi 83M hoàn toàn hợp pháp, bị cáo vẫn bày tỏ băn khoăn không hiểu vì sao cơ quan điều tra nói việc này thiếu chứng từ mà 2 lần hỏi ý kiến ngân hàng, đơn vị này vẫn khẳng định đã đủ, đúng nên ngân hàng mới giải ngân.
    Luật sư Hoàng Huy Được (luật sư bảo vệ quyền lợi của bị cáo Mai Văn Phúc) trích bút lục hỏi cung bị cáo này, Trần Hải Sơn nói khi đi khảo sát ụ nổi 220 về đoàn đã báo cáo Dũng, Phúc nhưng 2 “sếp” không nói gì. Đầu 2007 Dũng, Phúc tiếp tục chỉ đạo cán bộ đi khảo sát ụ nổi 83M với lời dặn làm sao mua được ụ này và mua thông qua công ty AP chứ không phải qua chủ ụ. 
    Tiếp tục, bị cáo Sơn vẫn giữ quan điểm "tố" hai lãnh đạo: “Tôi phải làm việc với sếp Dũng, sếp Phúc nên biết 2 người này không ưa nhau, mâu thuẫn lớn, thậm chí kéo bè kết phái ở Tổng Công ty làm tổn hại đến công việc chung”.
    Luật sư Được vặn lại: “Với quan hệ như thế thì liệu 2 ông Dũng, Phúc có cùng bàn bạc, thảo luận để cùng thống nhất một kế hoạch tham nhũng, tiêu cực?”. Sơn trả lời, việc đánh giá là tùy từng người.
    Khi luật sư Được nhắc lại việc Sơn khai 1 lần đưa tiền cho Phúc, Sơn rút tiền (2 tỷ đồng) tại Ngân hàng Hàng hải nhưng xác minh lại không có việc rút tiền này. Sơn chỉ đáp lại “giữ nguyên lời khai tại cơ quan điều tra, một vài lời khai có thể nhầm lẫn nhưng sự thật thì vẫn là sự thật”.
    Dương Chí Dũng bị cấp dưới
    Luật sư Triển bị chủ tọa phiên tòa "thổi còi".
    Khi luật sư Trần Đình Triển vặn hỏi Trần Hải Sơn về thời điểm gọi điện liên lạc với Dương Chí Dũng để đến đưa 5 tỷ đồng tại khách sạn Victory. 
    Sơn giải thích rằng: "Chính xác ngày hôm đó có liên lạc với cựu Chủ tịch Vinalines nhưng không nhớ rõ là 16h chiều hay tối hẳn". 
    Luật sư chỉ ra mâu thuẫn trong lời khai của Sơn khi bị báo nói gặp Dũng, Dũng chỉ đạo “anh Phúc 10 tỷ, anh 10 tỷ, còn lại cho em chia anh em”, gặp Phúc tại phòng, Sơn lại kể Phúc ra lệnh “anh Dũng 10 tỷ, Phúc 10 tỷ, anh Chiều 500 triệu đồng, còn lại cho em chia anh em”. Sơn đáp, có thể có những bản khai không đọc lại hết, có thể ghi sai, có bản nhiều ngày sau mới ký. 
    Luật sư Triển đề cập bút lục ghi lời khai của Sơn về việc thỏa thuận với ông Goh Hoon Seow để chuyển khoản tiền 1,666 triệu USD về Việt Nam qua công ty Phú Hà. Thời điểm thỏa thuận diễn ra trước khi Vianlines ký hợp đồng mua ụ nổi, khi đó, ông Goh gặp Sơn tại khách sạn Hoa Hồng, gần TCTy Hàng hải. 
    Trước sự dẫn giải bút lục của luật sư Triển, Chủ tọa phiên tòa đã phản đối việc luật sư đọc trích bút lục không đúng, trong 1 bút lục thì cũng câu trước nói, câu sau lại không nói, nối giữa câu này với câu khác theo hướng có chủ đích.
    Báo Đời sống và Pháp luật sẽ liên tục cập nhật.....
     
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/duong-chi-dung-bi-cap-duoi-to-keo-be-ket-phai-a30376.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan