Nhiều trẻ bị học dị vật, bác sĩ chỉ ra điều cha mẹ cần biết để tránh hậu quả đáng tiếc


Thứ 3, 20/04/2021 | 06:48


Cùng sự kiện

Dị vật mắc kẹt thanh quản cướp đi sinh mạng của nhiều em bé mỗi năm nhưng vẫn có những bậc cha mẹ không chú ý đến sự an toàn trong việc ăn uống của con em mình.

Dị vật mắc kẹt thanh quản cướp đi sinh mạng của nhiều em bé mỗi năm nhưng vẫn có những bậc cha mẹ không chú ý đến sự an toàn trong việc ăn uống của con em mình, cũng như không tìm hiểu các phương pháp sơ cứu cần thiết.

Dị vật mắc kẹt thanh quản cướp đi sinh mạng của nhiều em bé mỗi năm. Ảnh minh họa

"Bác sĩ! Mau cứu con tôi! Làm cách nào để cứu đứa trẻ nếu nó bị nghẹn hạt táo đỏ?", một người mẹ gọi điện cầu cứu Trung tâm cấp cứu thành phố Trường Sa (tình Hồ Nam, Trung Quốc).

Theo lời một bác sĩ trung tâm, cháu bé 7 tháng tuổi bị nghẹn hạt táo đỏ ở cổ họng, khó thở, mặt đỏ bừng. Tuy nhiên, không ai ở nhà biết cách sơ cứu, đưa đến bệnh viện lúc này cũng không kịp và cuộc gọi này đã trở thành chìa khóa cứu sống đứa trẻ.

Bác sĩ đã hướng dẫn từ xa cho phụ huynh phương pháp sơ cứu qua điện thoại, bằng cách vỗ lưng tống dị vật ra ngoài và cứu sống được đứa trẻ.

Hay như trường hợp một em bé 8 tháng tuổi ở Hoài An, tỉnh Giang Tô đã vô tình hóc một miếng sườn sụn khi ăn cháo do sơ suất lúc chế biến của cha mẹ. Hậu quả là cháu bé bị nghẹn đến mức mặt tái xanh, thở không ra hơi.

Cha mẹ đã dùng phương pháp vỗ lưng để sơ cứu, tuy tình hình thuyên giảm đôi chút nhưng đứa trẻ vẫn khó thở, cuối cùng phải đưa đến bệnh viện và mổ lấy xương lợn ra.

Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng được may mắn như vậy.

Hôm 12/4 vừa qua, một bé trai 8 tháng tuổi ở Chu Khẩu, tỉnh Hà Nam, đã bị hóc một miếng táo trong cổ họng và khí quản, không thể thở được.

Cha mẹ vội đưa con đến trung tâm y tế địa phương nhưng đã muộn. Dù được các bác sĩ, y tá nỗ lực cấp cứu sau đó nhưng đứa trẻ không qua khỏi.

Thấy con không được cứu, phụ huynh gục xuống gào khóc thảm thiết, không thể chấp nhận sự thật khiến những ai chứng kiến không khỏi xót xa.

Dị vật mắc kẹt thanh quản cướp đi sinh mạng của nhiều em bé mỗi năm, nhưng vẫn có những bậc cha mẹ không chú ý đến sự an toàn trong việc ăn uống của con em mình, cũng như không tìm hiểu các phương pháp sơ cứu cần thiết.

Người phụ trách Trung tâm cấp cứu thành phố Trường Sa nhắc nhở tất cả các bậc cha mẹ, chức năng nuốt của trẻ sơ sinh chưa phát triển tốt, dễ dẫn đến ngạt thở dị vật trong đường thở.

Do đó, cha mẹ phải đặc biệt chú ý đến thức ăn của trẻ, tuân thủ nguyên tắc từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, từ mềm đến cứng.

Cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến khẩu phần ăn để đảm bảo sự an toàn cho trẻ. Ảnh minh họa

Bé 6 - 8 tháng tuổi

Trái cây (chuối, lê, táo, mơ, mận khô) và rau (bơ, cà rốt, đậu Hà Lan, khoai tây, bí ngô) được làm sạch và chế biến chế biến thành dạng sệt. Có thể kết hợp với một chút chất lỏng như sữa mẹ, sữa bột trẻ em...

Bé 9 - 11 tháng tuổi

Giai đoạn này, ngoài rau củ quả nên cho trẻ ăn thêm trứng, thịt, cá, hải sản,... nhưng thịt cần được băm nhuyễn hoặc cắt miếng nhỏ.

Bé 12 - 23 tháng tuổi

Thời gian này, bé có thể thử ăn thức ăn của người lớn và phụ huynh vẫn cần cắt nhỏ hoặc nghiền nhỏ thức ăn để bé có thể nhai và nuốt một cách an toàn.

Đặc biệt chú ý: Thức ăn đặc có hình tròn, dạng cục như nho, thịt,... có thể gây nguy cơ nghẹt thở cho trẻ sơ sinh, do đó các loại thực phẩm này cần được cắt thành miếng nhỏ.

Khi trẻ bị nghẹn, học dị vật cần gọi điện ngay cho số điện thoại cấp cứu để được hướng dẫn sơ cứu cho trẻ. Hoặc có thể xử trí như sau:

Nếu bé ho hoặc khóc

Lúc này, tình hình chưa quá nghiêm trọng. Bé ho hoặc khóc thành tiếng có nghĩa là bé đang thở, đường hô hấp không bị tắc nghẽn hoàn toàn. Lúc này không nên tìm cách lấy vật lạ ra bằng động tác vỗ lưng ấn ngực, bạn có thể đẩy dị vật vào sâu hơn, khiến bé ngừng thở.

Điều cha me cần làm là bình tĩnh để bé không bị hoảng sợ. Đứng bên cạnh cổ vũ, động viên bé tiếp tục ho. Phản xạ ho và ọe có thể giúp bé tống được vật lạ ra ngoài trong vòng một phút.

Phương pháp sơ cứu vỗ lưng và ấn ngực. Ảnh minh họa

Nếu bé tỉnh táo và khó thở

Đầu tiên là biện pháp vỗ lưng. Dùng gốc bàn tay vỗ mạnh 5 cái vào vùng lưng giữa hai bả vai. Kiểm tra miệng và lấy bất cứ thứ gì vừa xuất hiện.

Nếu biện pháp vỗ lưng không hiệu quả thì chuyển sang động tác ấn ngực:

Đặt bé dưới 5 tuổi nằm ngửa trên đùi bạn, đầu chúc xuống thấp hơn ngực.

Ấn 5 lần vào nửa dưới của xương ức (với bé dưới 12 tháng thì dùng 2 ngón tay để ấn, với bé lớn hơn thì dùng phần gốc của bàn tay).

Nếu đường thở vẫn tắc thì làm luân phiên 5 lần vỗ lưng/5 lần ấn ngực.

Nếu tình trạng không được cải thiện, hãy gọi cấp cứu càng sớm càng tốt! Các ông bố bà mẹ vẫn phải tiếp tục các động tác sơ cứu vỗ lưng và ấn ngực cho đến khi nhân viên y tế đến.

Nếu bé bất tỉnh và ngưng thở. Bắt đầu hồi sức tim phổi (hà hơi thổi ngạt và ấn tim ngoài lồng ngực) tỉ lệ 2 lần thổi ngạt và 30 lần ép tim cứ như vậy đến khi nhân viên y tế đến nơi.

Ngay cả khi các vật cản của bé bị sặc đã được loại bỏ, tốt nhất mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra xem có còn sót lại những dị vật gây nghẹt thở trong họng bé hay không, tránh để bé tiếp xúc với những vật cản còn sót lại. đau.

Hoa Vũ (Theo Sina, Bệnh viên 108)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhieu-tre-bi-hoc-di-vat-bac-si-chi-ra-dieu-cha-me-can-biet-de-tranh-hau-qua-dang-tiec-a363104.html