+Aa-
    Zalo

    Quảng Bình: Một học sinh đuối nước thương tâm khi ra khu vực nước ngập thả cá

    (ĐS&PL) - Chiều tối 26/9, thông tin từ UBND xã Thuận Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc một học sinh đuối nước khi đem lưới ra vùng nước ngập để bắt cá.

    Báo Giao Thông đưa tin, vào khoảng 13h30 cùng ngày, em T. (SN 2009, xã Thuận Hóa) cùng 3 em nhỏ cùng xuống khu vực ngập nước (đoạn trước điểm Trường mầm non thôn Ba Tâm, cách bờ sông Gianh khoảng hơn 100m) để thả lưới bắt cá.

    Trong quá trình thả lưới, do không biết bơi, em T. bị trượt chân xuống khu vực nước sâu nên đã bị đuối nước. 

    quang binh mot hoc sinh duoi nuoc thuong tam khi ra khu vuc nuoc ngap tha ca1
    Thời điểm sự việc đau lòng xảy ra, nhiều  khu vực ở tỉnh Quảng Bình ngập cục bộ do mưa lớn. Ảnh: Báo Giao Thông.

    Sau khi phát hiện sự việc, người dân ở khu vực gần đó đã tìm mọi cách cứu người nhưng em T. đã tử vong.

    Thanh Niên dẫn lời ông Nguyễn Xuân Các, Chủ tịch UBND xã Thuận Hóa (H.Tuyên Hóa, Quảng Bình) cho biết, những ngày qua, trên địa bàn xã Thuận Hóa có mưa lớn, nước lũ tràn về các kênh, mương. Thời điểm xảy ra vụ việc, trời đã tạnh mưa. Chính quyền địa phương cũng đã thông báo đến các phụ huynh, đề nghị cảnh giác khi để cho con em đến các khu vực sông suối, kênh mương, nhất là thời điểm diễn ra mưa lũ.

    Cách phòng tránh tai nạn đuối nước mùa mưa lũ cho trẻ em

    * Đối với trẻ nhỏ phải có người trông trẻ

    – Luôn ở cạnh trẻ trong phạm vi 0,5m, đảm bảo bạn luôn nhìn thấy, nghe thấy trẻ.

    – Không đọc báo, chơi bài, nói chuyện hay làm bất cứ chuyện gì ảnh hưởng đến sự phân tán tư tưởng

    – Trong trường hợp bạn bắt buộc phải làm việc, hãy cho trẻ vào cũi. Bạn nên nói chuyện với trẻ trong lúc làm việc để trẻ thấy mình vẫn được quan tâm.

    – Trong trường hợp có nhiều người trông trẻ và trẻ tham gia các họat động tập thể (như các bữa tiệc ở gần nơi có ao hồ, đi tắm biển tập thể…), cách tốt nhất là cử 1-2 người chuyên theo dõi trẻ và không làm việc gì có thể khiến họ phân tâm (có nhiều truờng hợp nhà có giỗ hoặc liên hoan, không có ai để mắt đến trẻ và tai nạn đang tiếc đã xảy ra).

    – Tuyệt đối không để trẻ duới 10 tuổi trông trẻ bé hơn.

    – Học kỹ thuật sơ cấp cứu, hà hơi thổi ngạt.

    * Làm cho môi trường xung quanh con bạn an toàn hơn:

    – Rào ao, các hố nước, rãnh nước quanh nhà và làm cổng chắc chắn trẻ không tự mở được, giữ cổng luôn đóng. Làm cửa chắn nếu nhà gần ao, hồ, làm cửa chắn an toàn: rào dọc, khoảng cách giữa các thanh rào tối đa 15 cm, chiều cao rào tối thiểu là 80 cm.

    – Đổ nước trong các xô, chậu, đồ chứa nước khi không cần dùng.

    – Luôn đậy nắp giếng, bể… bằng các nắp đậy an toàn (cứng, trẻ dẫm lên không lọt).

    – Cho trẻ mặc áo phao khi đi trên thuyền…

    – Chuẩn bị sẵn các phương tiện cứu hộ như dây thừng, phao… trong nhà.

    Thùy Dung(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/quang-binh-mot-hoc-sinh-duoi-nuoc-thuong-tam-khi-ra-khu-vuc-nuoc-ngap-tha-ca-a592697.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan