+Aa-
    Zalo

    Trường hợp giáo viên mầm non đánh học sinh bị xử lý như thế nào?

    (ĐS&PL) - Trong xã hội hiện nay, bạo lực học đường nói chung và bạo lực giữa giáo viên với học sinh nói riêng khá phổ biến và đáng lên án. Những vụ việc như vậy không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới nạn nhân mà còn gây xôn xao dư luận. Đặc biệt việc bạo lực đối với trẻ mầm non càng cần phải xử lý nghiêm khắc.

    Giáo viên mầm non đánh học sinh sẽ bị kỷ luật

    Theo Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT, trẻ em có quyền được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp, quyền được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ em.

    Tại khoản 1 Điều 31 Thông tư này nhấn mạnh, giáo viên mầm non không được xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em. Đối xử công bằng đối với trẻ em. 

    Bên cạnh đó, Thông tư của Bộ GD&ĐT cũng quy định cụ thể nhiệm vụ của giáo viên tại Điều 27 như sau: Giáo viên phải bảo vệ an toàn về thể chất, tinh thần và tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường. Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non.

    Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em

    Theo đó, giáo viên mầm non đánh học sinh là hành vi vi phạm Điều lệ trường mầm non, vi phạm đạo đức nhà giáo. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, giáo viên mầm non tại các cơ sở giáo dục công lập có thể phải chịu một trong các hình thức kỷ luật quy định tại Điều 52 Luật viên chức 2010:

    - Khiển trách;

    - Cảnh cáo;

    - Cách chức;

    - Buộc thôi việc.

    Trong đó, hình thức kỷ luật cách chức chỉ áp dụng đối với viên chức quản lý.

    truong hop giao vien mam non danh hoc sinh bi xu ly nhu the nao
    Giáo viên mầm non có trách nhiệm bảo vệ an toàn về thể chất, tinh thần và tính mạng của trẻ em tại trường. Ảnh minh họa.

    Giáo viên mầm non đánh học sinh có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu hình sự

    Ngoài việc bị cơ sở giáo dục áp dụng hình thức kỷ luật nội bộ, trong nhiều trường hợp, khi thực hiện hành bạo lực với học sinh nói chung, đặc biệt là trẻ mầm non, giáo viên sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào tính chất sự việc và mức độ vi phạm. Cụ thể:

    * Mức phạt hành chính

    Giáo viên đánh học sinh được coi là hành vi ngược đãi, xúc phạm thân thể người học.

    Theo khoản 1 Điều 28 Nghị định 04/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, hành vi xâm phạm thân thể người học nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng.

    Như vậy, giáo viên mầm non đánh học sinh có thể bị phạt hành chính đến 10 triệu đồng.

    * Trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự

    Tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm, giáo viên mầm non đánh học sinh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích.

    Căn cứ quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, giáo viên mầm non đánh học sinh mà gây thương tích dưới 11% cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích do thực hiện với người dưới 16 tuổi.

    Mức phạt thấp nhất với Tội cố ý gây thương tích là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    Các khung hình phạt tăng nặng của tội này được quy định như sau:

    - Phạt tù từ 02 - 06 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%...

    - Phạt tù từ 05 - 10 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Gây thương tích (trừ trường hợp làm biến dạn vùng mặt) hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tổn thương cơ thể 61% trở lên; Gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%…

    - Phạt tù từ 07 - 14 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Làm chết người; Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt mà tổn thương cơ thể 61% trở lên …

    Nặng nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 - 20 năm hoặc tù chung thân khi làm chết 02 người trở lên…

    * Trường hợp giáo viên mầm non là viên chức thì sẽ áp dụng quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật theo quy định tại Điều 53 Luật Viên chức 2010 (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định như sau:

    - 02 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách;

    - 05 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp trên.

    Đối với các hành vi vi phạm sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:

    - Viên chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ.

    - Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ.

    - Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

    - Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.

    Bảo An

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/truong-hop-giao-vien-mam-non-danh-hoc-sinh-bi-xu-ly-nhu-the-nao-a604896.html
    Quá trình xét thăng hạng giáo viên, có tính thời gian làm giáo viên hợp đồng?

    Quá trình xét thăng hạng giáo viên, có tính thời gian làm giáo viên hợp đồng?

    Điều kiện, thủ tục thăng hạng giáo viên là vấn đề được nhiều thầy cô giáo quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các giáo viên. Tuy vậy để đủ điều kiện được xét thăng hạng cũng là vấn đề nhiều người thắc mắc. Trong đó có vấn đề thời gian làm giáo viên hợp động có được tính vào trong quá trình làm hồ sơ xét thăng hạng không?

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Quá trình xét thăng hạng giáo viên, có tính thời gian làm giáo viên hợp đồng?

    Quá trình xét thăng hạng giáo viên, có tính thời gian làm giáo viên hợp đồng?

    Điều kiện, thủ tục thăng hạng giáo viên là vấn đề được nhiều thầy cô giáo quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các giáo viên. Tuy vậy để đủ điều kiện được xét thăng hạng cũng là vấn đề nhiều người thắc mắc. Trong đó có vấn đề thời gian làm giáo viên hợp động có được tính vào trong quá trình làm hồ sơ xét thăng hạng không?