+Aa-
    Zalo

    Uống nước kiểu này, thận tổn thương lúc nào không hay, thay đổi ngay kẻo "hối hận không kịp"

    (ĐS&PL) - Nước rất quan trọng với cơ thể. Mọi bộ phận trong cơ thể đều cần nước để hoạt động bình thường đặc biệt là thận. Nếu uống nước sai cách cũng có thể gây tổn hại lớn đến chức năng của thận.

    Thông tin từ báo VietNamNet, thận đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa nước và chất điện giải trong, giúp bài tiết các chất thải, độc tố ra khỏi cơ thể. Thận phải làm việc với hiệu suất cao, có thể nói không có bất kỳ một loại máy lọc nước nào có thể vượt qua thận.

    4 thói quen uống nước có thể làm tổn thương thận

    Chỉ uống khi thấy khát

    Khác với ăn, cảm giác khát không mạnh như cảm giác đói, khi thấy khát thì cơ thể đã đến lúc bị mất nước. Thiếu nước sẽ khó tập trung, dễ bị kích động, mệt mỏi, thậm chí còn hoa mắt chóng mặt. Nhiều người có thói quen đợi đến khi nào thấy khát mới uống nhưng họ lại không biết rằng lúc ấy cơ thể đã mất đi một lượng nước cần thiết. 

    uong nuoc kieu nay than ton thuong luc nao khong hay thay doi ngay keo hoi han khong kip dspl1
    Ảnh minh họa.

    Ngoài ra, nếu như bạn không uống nước trong một thời gian dài, lượng nước tiểu sẽ giảm và nồng độ chất thải và chất độc chứa trong nước tiểu sẽ tăng lên. Các loại sỏi thận được phát hiện lâm sàng, thận tích nước đều liên quan đến thói quen uống nước không đủ trong thời gian dài.

    Cách để nhận biết cơ thể có uống đủ nước hay không là nhìn màu sắc của nước tiểu. Nếu nước tiểu có màu vàng nhạt là uống đủ nước, nếu có màu vàng đậm có nghĩa là cần uống thêm nước, báo Thanh niên dẫn nguồn tin từ chuyên trang sức khỏe WebMD.

    Uống quá nhiều nước

    Nếu uống quá nhiều nước, thận không thể loại bỏ lượng nước dư thừa. Hàm lượng natri trong máu trở nên loãng gây hạ natri máu có thể đe dọa tính mạng, theo Mayo Clinic.

    uong nuoc kieu nay than ton thuong luc nao khong hay thay doi ngay keo hoi han khong kip dspl2
    Ảnh minh họa.

    Ngoài ra, một số người mắc bệnh thận, đặc biệt là người suy thận phải chạy thận, cần phải theo dõi lượng nước rất cẩn thận và phải uống nước rất hạn chế, theo National Kidney Foundation.

    Dùng các loại đồ uống khác để thay thế nước lọc

    Thận không thích các loại đồ uống như nước ngọt có ga, nước ép, cà phê…, bởi lượng đường, phốt pho trong đồ uống sẽ thúc đẩy việc bài tiết canxi ra ngoài, từ đó dẫn đến xuất hiện sỏi thận, đối với môi trường vi mô thận cũng sẽ ảnh hưởng nhất định.

    uong nuoc kieu nay than ton thuong luc nao khong hay thay doi ngay keo hoi han khong kip dspl
    Ảnh minh họa.

    Ngoài ra, thường xuyên uống các loại đồ uống có đường có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu, gây bệnh gút, tăng nguy cơ huyết áp cao và tiểu đường, và những bệnh này là yếu tố quan trọng gây hại cho sức khỏe của thận. Các loại đồ uống khác đều có kèm theo các thành phần dinh dưỡng hoặc chất hóa học, nếu bạn uống quá thường xuyên sẽ không có lợi cho cơ thể.

    Thời gian dài uống trà đặc  

    Trà đặc chứa nhiều theophylline, nếu uống trà sau khi uống rượu, sẽ khiến sản phẩm rượu chưa phân hủy vào thận sớm, gây tổn thương cho thận. Mặc dù loại tổn thương này không dễ phát hiện, nhưng tích lũy theo thời gian, hậu quả cũng sẽ rất nghiêm trọng.

    uong nuoc kieu nay than ton thuong luc nao khong hay thay doi ngay keo hoi han khong kip
    Ảnh minh họa.

    Thời gian dài sử dụng các loại đồ uống ngoài nước lọc. Đường, chất điện giải, sắc tố, hương vị trong những loại thực phẩm này sẽ làm tăng gánh nặng trong quá trình lọc và giải độc, sẽ làm suy giảm chức năng thận.

    Áp dụng kiểu uống nước đúng cách

    Nói chung, một người trưởng thành khỏe mạnh sẽ thải ra 2.500 ml nước mỗi ngày bằng cách đi tiểu, thở, đại tiện và bốc hơi qua da. Ngoài việc cơ thể nạp khoảng 1000ml nước từ thực phẩm, chuyên gia khuyến nghị nên uống thêm 1700 ml mỗi ngày. 

    Uống từng ngụm nhỏ: Uống nước trước tiên phải uống từng ngụm nhỏ, sau khi nước thấm vào toàn bộ khoang miệng mới từ từ nuốt xuống, mỗi lần uống khoảng 200ml. Điều này có thể lợi dụng cơ chế phản hồi sinh học để truyền đạt đến khu trung tâm khát, khiến các tế bào trong cơ thể biết rằng có nước đang đi vào cơ thể, để hấp thụ hoàn toàn.

    Nước ấm: Uống nước ấm tốt hơn so với nước lạnh, nước ấm không gây kích ứng, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ. Mỗi sáng uống một cốc nước ấm giúp giảm sưng đau ở cổ họng, giúp nhu động ruột tốt cho tiêu hóa, cải thiện lưu thông tuần hoàn máu và giúp đào thải các độc tố ra ngoài cơ thể.

    Nguyễn Linh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/uong-nuoc-kieu-nay-than-ton-thuong-luc-nao-khong-hay-thay-doi-ngay-keo-hoi-han-khong-kip-a601807.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan