+Aa-
    Zalo

    Vợ sợ thiệt thòi nên 'ra sức' vơ vét tiền của về nhà mẹ đẻ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Vợ tôi nói coi gia đình chồng như gia đình mình nên việc bớt tiền, vơ vét của nhà chồng về cho cha mẹ đẻ là lẽ đương nhiên.

    (ĐSPL) - Vợ tôi nói coi gia đình chồng như gia đình mình nên việc bớt tiền, vơ vét của nhà chồng về cho cha mẹ đẻ là lẽ đương nhiên.

    Phụ nữ mỗi người mỗi tính nết, có người từ khi yêu đến khi lấy chồng lúc nào cũng chỉ biết quan tâm đến chồng con, coi nhà chồng như nhà đẻ, lo toan vun vén cho gia đình. Nhưng cũng có người lúc nào cũng chỉ nghĩ đến bản thân mình, khi yêu cũng nghĩ đến thiệt hơn, khi về nhà chồng cũng chỉ biết toan tính vơ vét của nhà chồng về nhà mẹ đẻ.

    Nhắc đến cuộc sống hôn nhân anh Ngọc chán nản kể về vợ mình. Tôi và cô ấy yêu nhau được hai năm thì quyết định cưới, khi yêu cô ấy rất chu đáo, dành cho tôi rất nhiều tình cảm. Nhưng tôi biết, cô ấy là một người phụ nữ thực dụng, lúc nào cũng sợ bản thân mình thiệt thòi. Những buổi đi chơi cô ấy luôn giữ một quan điểm “đi chơi, đi ăn nhất thiết con trai là người trả tiền”, nếu cô ấy có ý định tặng quà cho tôi chắc chắn sẽ nói ráo trước vài ngày để tôi biết còn chuẩn bị quà tặng lại, hay những hôm cô ấy nấu cơm cho tôi ăn thì cũng nói để tôi biết rồi trở cô ấy đi chợ mua đồ ăn, tất nhiên tiền sẽ do tôi trả… Tất cả những suy nghĩ ấy của em tôi đều biết và hiểu.

    Cô ấy làm vậy vì cách sống riêng của bản thân, cũng bởi sinh ra trong một gia đình khó khăn nên hai chữ “tiền bạc” luôn tồn tại trong suy nghĩ cô ấy. Tôi có thể thông cảm cho cô ấy vì đã phải sống quá vất vả trong một thời gian dài. Chỉ cần cô ấy yêu tôi thật lòng, nguyện trở thành người con dâu thảo, người mẹ hiền, người vợ ngoan thì tôi sẽ cho em tất cả những gì tôi có.

    Vậy là chúng tôi quyết định cưới nhau khi những mối hoài nghi về nhau vẫn còn tồn tại. Những năm tháng về sau cô ấy vẫn thế, vẫn là người phụ nữ chung thủy, biết vun vén cho gia đình. Chúng tôi có với nhau một đứa con trai kháu khỉnh, cô ấy chăm sóc con rất khéo. Thế nhưng, lúc nào cô ấy cũng gắt gỏng chỉ vì tiền sữa, bỉm, quần áo, tã lót của con… Lúc nào cô ấy cũng chỉ trực chờ mua đồ khuyến mãi, giảm giá, mà mỗi khi mua lại chi li, đắn đo từng chút một. Có khi cô ấy đắn đo một chiếc quần cho con hơn kém nhau chỉ có 2 nghìn đồng.

    Biết bao lần cô ấy to tiếng cũng chỉ vì tôi mua sữa, bỉm, quần áo cho con. Cả đêm cô ấy cằn nhằn nói tôi mua đắt và mua quá nhiều. Kể từ đó, tôi không bao giờ mua đồ cho con nữa mặc dù nhiều khi nhìn bạn bè, đồng nghiệp mua quà cho con tôi cũng muốn mua lắm chứ.

    Tôi luôn nhún nhường cô ấy trong mọi chuyện, cô ấy thích làm gì, đi đâu tôi đều không có ý kiến hay can ngăn. Thế nhưng chỉ đến khi sự thật được phơi bày tôi mới biết cuộc hôn nhân này nên dừng lại và đáng lý ra nó không nên có. Bởi ngay từ đầu cuộc hôn nhân này đã tồn tại nhiều mối hoài nghi.

    Sự thật ấy chính mẹ tôi là người phát hiện. Hôm đó tôi có chuyến công tác Đà Nẵng 5 ngày, trước khi đi cô ấy sắp xếp hành lý cho tôi gọn gàng, đồ dùng không thiếu thứ gì. Thế nhưng khi vừa đặt chân đến khách sạn Đà Nẵng đã nghe thấy tiếng chuông điện thoại reo. Đầu dây bên kia nói với giọng thất thanh “Con có về ngay nhà không, về mà xem cô vợ quý hóa của con kìa. Nó giấu nhà này đem tiền của, vàng bạc chất đống cho bố mẹ nó kia kìa, về ngay đi…”. Biết là có chuyện chẳng hay nhưng vì chuyến công tác này rất quan trọng nên tôi cố nhẫn nại chờ hết 5 ngày.

    Ảnh minh họa.

    Vừa bước chân về đến nhà một thảm cảnh diễn ra trước mắt tôi, dưới chân tôi là đống bát đũa vỡ nát ngổn ngang, tiếng con khóc quấy, tiếng mẹ chồng nàng dâu sa sả. Hóa ra trong năm ngày tôi đi công tác ngôi nhà này đã trở nên loạn đến vậy.

    Vừa thấy tôi về, mẹ tôi đã chạy nhanh đến kéo tay tôi lại và chỉ vào mặt cô ấy “Đấy con xem đi, vợ con đó lén lút giấu nhà chồng gửi tiền cho nhà đẻ suốt 3 năm trời. Nếu không phải vì mẹ tìm quần áo cho thằng bé con thì có lẽ nó sẽ giấu cái nhà này suốt đời. Con xem đi trong cuốn sổ tay này nó ghi chép đầy đủ đó, cả ngày tháng, số tiền gửi bao nhiêu, gửi cho ai, tiền đó lấy từ đâu, còn chỗ vàng này nữa… đều là những thứ con mua cho nó. Vậy mà hôm trước nó bảo với mẹ và con là nó bị mất… Con dâu nhà này có hiếu với bố mẹ đẻ quá nhỉ…”.

    Tôi nắm tay cô ấy và hỏi “có phải thật không?”. Thế nhưng thay vì những lời nói nhỏ nhẹ, giải thích thì cô ấy lại gắt gỏng, quát tháo cả chồng và mẹ chồng “Đúng đó, tôi mang tiền của về cho bố mẹ tối đó. Anh thử nghĩ xem, bố mẹ tôi nuôi tôi khôn lớn đến chừng này đến khi con cái có thể phụng dưỡng cha mẹ thì tôi lại đi lấy chồng, ngần ấy năm trời tôi phải báo đáp cho bố mẹ tôi chứ. Anh luôn nói tôi phải coi gia đình chồng như gia đình mình vậy thì tôi làm thế này là sai à? Anh nói đi. Mẹ trì trích con quá nhiều rồi đấy, mẹ hãy đặt địa vị của mẹ vào con thử xem, mẹ có làm như vậy đâu…”.

    Vậy là tất cả đã rõ mười mươi, nhưng gì mà cô ấy luôn miệng nói phải tiết kiệm, hay bị mất cái này, cái kia đều là giả, hóa ra 3 năm qua vô ấy chỉ biết vơ vét tiền của về cho mẹ đẻ. Sao cô ấy không nghĩ rằng 3 năm qua chưa một ngày nào tôi thiếu trách nhiệm với bố mẹ vợ. Tôi biết bố mẹ vợ chỉ có một cô con gái là cô ấy, nên tháng nào tôi cũng mua sắm cho gia đình vợ, và chu cấp cho bố mẹ vợ một khoản tiền đủ sống. Vậy mà cô ấy vẫn có tư tưởng và hành động toan tính này.

    Cuộc hôn nhân của chúng tôi buộc phải dừng lại chỉ vì lúc nào cô ấy cũng sợ mình thiệt thòi. Có lẽ tôi chưa xứng là một chàng rể tốt.

    BÌNH AN

    Nguồn: Người đưa tin

    Xem thêm video:

    [mecloud]a65Y5pDh7b[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vo-so-thiet-thoi-nen-ra-suc-vo-vet-tien-cua-ve-nha-me-de-a140796.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan