+Aa-
    Zalo

    Vụ ông Hà Văn Thắm trong cái nhìn so sánh với đại án "bầu" Kiên

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL)- Việc ông Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Ngân hàng Ngân hàng Đại Dương - OceanBank bị bắt khiến nhiều người nhớ đến đại án "bầu’ Kiên từng gây chấn động ngành ngân hàng.

    (ĐSPL)- Việc ông Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Ngân hàng Ngân hàng Đại Dương - OceanBank bị bắt khiến nhiều người nhớ đến đại án "bầu’ Kiên từng gây chấn động ngành ngân hàng.

    Ngày 24/10 vừa qua, Cơ quan CSĐT đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (Ngân hàng Đại Dương - OceanBank) để điều tra về hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Vụ việc này khiến nhiều người liên tưởng tới vụ án "bầu" Kiên từng xôn xao dư luận trước đó.
    Tuy nhiên, về tính chất vụ việc, việc bắt nguyên Chủ tịch HĐQT OceanBank Hà Văn Thắm có nhiều điểm khác với vụ bắt nguyên lãnh đạo Ngân hàng ACB trước đây.
     Vụ ông Hà Văn Thắm trong cái nhìn so sánh với đại án ‘bầu’ Kiên

    Ông Hà Văn Thắm (trái) và "bầu" Kiên.

    Trao đổi với báo giới, Phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho biết, việc bắt ông Hà Văn Thắm chỉ hoàn toàn liên quan đến một cá nhân, trong khi đó vụ bắt "bầu" Kiên có tính sai phạm hệ thống.
    "Về bản chất, đối với hiện tượng của ACB, thì Hội đồng thành viên của ACB có nghị quyết làm việc này việc kia. Và cái nghị quyết ấy thì là do ông này ông kia tư vấn và tổ chức chỉ đạo thực hiện. Nhưng trong vụ ông Hà Văn Thắm, theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước thì chúng ta thấy rằng đó là sai phạm cá nhân ông Hà Văn Thắm chứ không phải là sai phạm của hệ thống Ngân hàng Đại Dương", ông Kiên nhận định.
    Về vấn đề này, trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội nhận định:
    “Tháng 8/2012, ông Nguyễn Đức Kiên - "bầu" Kiên bị cơ quan điều tra, Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam về tội “kinh doanh trái phép” theo điều 159 - Bộ Luật hình sự, tiếp theo ông Kiên bị khởi tố thêm các tội danh khác là: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Trốn thuế. Kết quả ông Kiên bị tòa tuyên phạt 30 năm tù cho tổng bốn tội danh kể trên. Đối với ông Hà Văn Thắm thì lại bị khởi tố và bắt tạm giam về "tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” theo điều 179 Bộ luật hình sự.
    Để so sánh hai vụ án này thì vụ án của ông Nguyễn Đức Kiên "lớn" hơn, có tính chất nghiêm trọng, phức tạp hơn vụ việc mới phát sinh của ông Hà Văn Thắm. Ông Kiên và ông Thắm đều là cán bộ lãnh đạo ngân hàng, cùng bị khởi tố về những tội danh liên quan, xuất phát từ hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, hiện tượng của ông Hà Văn Thắm với chuyện ông Nguyễn Đức Kiên của ngân hàng ACB rất khác nhau. Tại ACB thì hội đồng thành viên của ACB có nghị quyết từ đó mới “nên chuyện”, còn trong vụ ông Hà Văn Thắm, theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước thì chúng ta thấy rằng đó là sai phạm cá nhân ông Hà Văn Thắm chứ không phải là sai phạm của hệ thống Ngân hàng Đại Dương. Như vậy, mặc dù cùng một lĩnh vực kinh doanh, cùng là những người đứng đầu vi phạm nhưng tính chất, mức độ của hai vụ việc là rất khác nhau và hậu quả cho xã hội cũng sẽ rất khác nhau”.
    Luật sư Đặng Văn Cường cũng cho biết thêm: “Vụ việc của ông Hà Văn Thắm mới chỉ là giai đoạn khởi đầu, trong quá trình điều tra, khi có đủ căn cứ thì cơ quan điều tra sẽ khởi tố thêm các đồng phạm khác (nếu có tội thì ông Thắm sẽ có người giúp sức, thực hành... - các đồng phạm khác) chứ không thể một mình thực hiện hành vi phạm tội với tội danh như đã khởi tố. Về nguyên tắc suy đoán vô tội thì ông Thắm sẽ được coi là không có tội cho đến khi có bản án có hiệu lực pháp luật. Việc chứng minh ông Thắm có tội, tội gì sẽ thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Nếu có tội thì hình phạt sẽ được xác định căn cứ vào tội danh bị truy tố, các quy định của bộ luật hình sự, trên cơ sở đánh giá đúng tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Vụ việc sẽ tiếp tục được giải quyết theo quy định pháp luật và ông Thắm có quyền nhờ luật sư bào chữa cho mình ngay từ thời điểm bị tạm giữ; bị khởi tố, tạm giam”.
    Như tin tức báo Đời sống và Pháp luật đã đưa, ngày 24/10, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng ra thông cáo cho biết đã đình chỉ quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch, thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương đối với ông Hà Văn Thắm.
    Trước đó một ngày, Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đại Dương đã thống nhất quyết định miễn nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị của ông Hà Văn Thắm; bầu bà Nguyễn Minh Thu, thành viên HĐQT làm Chủ tịch HĐQT, đồng thời thôi đảm nhiệm chức danh Tổng Giám đốc.
    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng khẳng định, sự việc trên không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của Ngân hàng TMCP Đại Dương.
    Video có thể bạn quan tâm:
    Video: "Bầu" Kiên nói lời sau cùng trong nước mắt
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vu-ong-ha-van-tham-trong-cai-nhin-so-sanh-voi-dai-an-bau-kien-a63870.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan