+Aa-
    Zalo

    Bình Dương: Ghi nhận ca mắc bệnh đậu mùa khỉ thứ 2

    (ĐS&PL) - Bệnh nhân thứ 2 mắc bệnh đậu mùa khỉ ở TP.Thuận An (Bình Dương) trước đó đã tiếp xúc gần với bệnh nhân đậu mùa khỉ ở TP.HCM.

    Báo Tuổi trẻ dẫn lời ông Huỳnh Minh Chín, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương ngày 6/10 cho biết, trên địa bàn tỉnh ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ thứ 2.

    Cụ thể, bệnh nhân tên L.M.T. (19 tuổi, khu phố Bình Phước, phường Bình Nhâm, TP.Thuận An, tỉnh Bình Dương). L.M.T. đã đến khám tại Bệnh viện Quốc tế Becamex và có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh đậu mùa khỉ. Bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại khoa nhiễm, Trung tâm Y tế thành phố Thuận An.

    binh duong ghi nhan ca mac benh dau mua khi thu 2 1
    Sở Y tế Bình Dương tổ chức cuộc họp giám sát ca bệnh. Ảnh: Báo Lao động

    Trước đó, T. có tiếp xúc gần với bệnh nhân đậu mùa khỉ đã được xác nhận tại TP.HCM là N.T.S. (22 tuổi, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM).

    Hiện đoàn công tác do bác sĩ Huỳnh Minh Chín,  Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương cùng các thành viên đang khẩn trương làm việc với Trung tâm Y tế TP.Thuận An để có giải pháp ngăn ngừa dịch bệnh lây lan ra cộng đồng.

    Đoàn công tác yêu cầu toàn bộ người tiếp xúc gần với bệnh nhân điều tra dịch tễ từ ngày 5/9 đến nay để xử lý triệt để mầm bệnh.

    binh duong ghi nhan ca mac benh dau mua khi thu 2 2
    Ca đậu mùa khỉ đầu tiên ở Bình Dương, sức khỏe đã ổn định. Ảnh: Thanh niên

    Ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên được ghi nhận tại Bình Dương vào ngày 23/9. Bệnh nhân là N.K.L. (22 tuổi; ở tại nhà trọ cô N., khu phố Cổng Xanh, thị trấn Tân Bình, huyện Bắc Tân Uyên). Đến nay, sau quá trình điều trị tích cực, bệnh nhân đã ổn định sức khỏe và dự kiến xuất viện ngày 10/10.

    Để phòng chống bệnh đậu mùa khỉ, người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

    Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải, khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm sự phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi; không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

    Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.

    Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.

    Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh…

    Thông tin trên báo Thanh niên, đại diện Sở Y tế Bình Dương cho biết, bệnh đậu mùa khỉ chủ yếu lây nhiễm từ người sang người khi: Tiếp xúc trực tiếp với nốt ban, vết loét hoặc vảy đậu mùa ở khỉ; Tiếp xúc tình dục dưới bất kỳ hình thức nào hoặc chạm vào bộ phận sinh dục hoặc hậu môn của người bị bệnh đậu khỉ;

    Ôm, xoa bóp, hôn, nói chuyện gần gũi có thể lây qua đường hô hấp hoặc dịch miệng của người bị bệnh đậu mùa khỉ; Tiếp xúc các bề mặt được sử dụng bởi một người bị đậu mùa khỉ hoặc vật dụng cá nhân của người bệnh như quần áo, giường, khăn tắm, dụng cụ ăn uống…, báo Lao động thông tin.

    Vân Anh (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/binh-duong-ghi-nhan-ca-mac-benh-dau-mua-khi-thu-2-a594186.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan