+Aa-
    Zalo

    Cách nhận biết sốt xuất huyết sớm ở trẻ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sốt xuất huyết (SXH) thường có những biểu hiện lâm sàng khá đa dạng và tỷ lệ diễn biến nặng và cao. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến tử vong.

    Sốt xuất huyết (SXH) thường có những biểu hiện lâm sàng khá đa dạng và tỷ lệ diễn biến nặng và cao. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến tử vong.

    Từ 7 đến10 ngày sau khi bị muỗi đốt, bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện bệnh. Ban đầu, người bệnh có cảm giác mệt mỏi, đau mỏi người, đau khớp, tiếp theo là biểu hiện sốt.

    Cần đưa trẻ đến bệnh viện để khám và làm xét nghiệm theo dõi. - Ảnh minh họa.

    Thông thường, khi bị SXH nhiệt độ sẽ tăng nhanh lên từ 39- 40 độ C, kèm theo có các biểu hiện đau đầu vùng trán hoặc sau hố mắt, chán ăn, nôn, buồn nôn và đầy bụng, đau bụng vùng thượng vị và vùng hạ sườn phải.

    Ở trẻ em có thể có co giật khi sốt cao. Sốt liên tục, kéo dài khoảng từ 2 đến7 ngày. Sờ vào trán trẻ thấy nóng ran; sốt liên tục, liên miên ngày đêm không lúc nào ngưng, có cho trẻ dùng thuốc hạ sốt thì nhiệt độ cũng chỉ giảm một lát lại tăng lên. Triệu chứng xuất huyết thường xảy ra sau khi bắt đầu sốt một vài ngày và rất đa dạng như xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc,...

    Xuất huyết dưới da thường ở cẳng tay cẳng chân, nách ngực, thắt lưng. Ban đầu, bệnh nhân sẽ xuất hiện những chấm đỏ. Những chấm đỏ không biến mất khi ấn vào, đây cũng chính là điểm để phân biệt với trường hợp nốt đỏ do phát ban khi ấn vào sẽ biến mất.

    Nhận biết xuất huyết niêm mạc thông qua các biểu hiejn như: chảy máu mũi (chảy máu cam), chảy máu răng, đại tiện ra máu; ở nữ tuổi dậy thì có thể xuất huyết âm đạo (kinh nguyệt trước kỳ).

    Nếu phát hiện sớm và được điều trị hợp lý, tình trạng nặng sẽ được phục hồi: tay chân ấm, mạch, huyết áp ổn định dần, lượng nước tiểu nhiều hơn, bệnh nhân tỉnh táo.

    Tuy nhiên, ở một số trường hợp, dù được điều trị hợp lý nhưng bệnh vẫn diễn biến nặng lên, suy tuần hoàn tái phát lại hoặc kéo dài dẫn đến xuất huyết nặng như xuất huyết tiêu hóa (nôn ra máu, đại tiện ra máu tươi), chảy máu kéo dài có thể gây tử vong.

    Ngoài những biểu hiện trên, ở một số trường hợp có biểu hiện biến chứng não như li bì hoặc la hét, co giật và đi vào hôn mê, hoặc có biểu hiện của suy gan như vàng da, vàng mắt tăng.

    Sốt thường kéo dài từ 5 đến7 ngày điều trị, bệnh nhân có xu hướng thuyên giảm với các biểu hiện như nhiệt độ giảm dần, ra mồ hôi, toàn trạng khá lên, người bệnh tỉnh táo hơn, bắt đầu ăn ngon miệng và sinh hoạt bình thường.

    Khi nghi ngờ mắc SXH, cần đưa trẻ đến bệnh viện để khám và làm xét nghiệm theo dõi.

    THANH LOAN(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cach-nhan-biet-sot-xuat-huyet-som-o-tre-a225945.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan