+Aa-
    Zalo

    Đũa điện, bồn cầu thông minh và loạt nghiên cứu độc, lạ, gây cười thắng giải Ig Nobel 2023

    (ĐS&PL) - Ig Nobel là giải khoa học vui được tổ chức thường niên, nhại lại và công bố trước giải Nobel danh giá. Những thành tựu và nghiên cứu thắng giải Ig Nobel phải đảm bảo tiêu chí "đầu tiên làm con người cười, sau đó khiến họ suy nghĩ”.

    Do tạp chí Annals of Improbable Research tổ chức, buổi lễ trao giải Nobel “ngược đời” trực tuyến ngày 14/9 đã có sự góp mặt của những nhân vật giành giải Nobel thực sự. Họ đã trao 10 giải Ig Nobel cho các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới. Đáng chú ý, giải thưởng được thực hiện dưới dạng tài liệu pdf nên có thể in ra và lắp ráp để tạo ra một chiếc cúp ba chiều. Được biết, mỗi giải Ig Nobel năm nay cũng đi kèm với một tấm séc độc đáo: tờ 10.000 tỷ đô la Zimbabwe.

    dua dien bon cau thong minh va loat nghien cuu doc la gay cuoi thang giai ig nobel 2023 1
    Ig Nobel là giải khoa học vui được tổ chức thường niên, nhại lại và công bố trước giải Nobel danh giá. Ảnh: Natuurhistorisch Museum Rotterdam.

    Bên cạnh việc công bố các giải thưởng, sự kiện năm nay còn bao gồm cả việc ra mắt 7 bài hát về chủ đề nước, dành thời gian để các nhà nghiên cứu giải thích công trình của họ chỉ bằng 7 từ, trong 24 giây.

    Hai nhà nghiên cứu Te Faye Yap và Daniel Preston tại Đại học Rice ở Mỹ đã chiến thắng hạng mục kỹ thuật cơ khí năm nay bằng công trình “hồi sinh” nhện chết làm dụng cụ kẹp cơ học.

    dua dien bon cau thong minh va loat nghien cuu doc la gay cuoi thang giai ig nobel 2023 4
    Đũa điện, bồn cầu thông minh và loạt nghiên cứu độc, lạ, gây cười thắng giải Ig Nobel 2023. Ảnh: Natuurhistorisch Museum Rotterdam.

    "Khi sắp xếp phòng thí nghiệm, chúng tôi phát hiện một con nhện đã chết, nằm cuộn tròn ở rìa hành lang. Ý tưởng nảy ra trong đầu chúng tôi khi nhận thấy bọn nhện chỉ có các cơ gấp kéo chân vào trong và dựa vào áp lực thủy lực để duỗi chân ra ngoài", Yap chia sẻ.

    Dựa vào nguyên tắc đó, nhóm của Yap đã tạo một dụng cụ có thể kẹp những vật có hình dáng bất thường. "Hơn nữa, dụng cụ này có thể là thiết bị cầm tay và ngụy trang trong môi trường ngoài trời", trích kết luận của nhóm tác giả.

    Chủ nhân của giải Ig Nobel trong lĩnh vực y tế cộng đồng là các nhà nghiên cứu do bác sĩ tiết niệu Seung-min Park thuộc Đại học Stanford (Mỹ) đứng đầu. Họ đã phát triển một loại bồn cầu thông minh, sử dụng nhiều công nghệ để giám sát trực tiếp dấu hiệu bệnh tật thông qua chất thải của người dùng.

    Tuy nhiên, một số người có lẽ sẽ không thật sự thoải mái khi ngồi trên những chiếc bồn cầu với hàng chục cảm biến đi kèm, luôn chực chờ tìm kiếm dấu hiệu về nhiễm trùng, tiểu đường và một loạt các bệnh khác.

    dua dien bon cau thong minh va loat nghien cuu doc la gay cuoi thang giai ig nobel 2023 2
    Đũa điện, bồn cầu thông minh và loạt nghiên cứu độc, lạ, gây cười thắng giải Ig Nobel 2023. Ảnh: Natuurhistorisch Museum Rotterdam.

    Ở hạng mục hóa học và địa chất, nhà nghiên cứu Jan Zalasiewicz tại Đại học Southampton đã đoạt giải Ig Nobel nhờ giải thích lý do tại sao nhiều nhà khoa học thích liếm sỏi, đá. Ông tiết lộ rằng trong khi nhà địa chất người Italy Giovanni Arduino sử dụng vị giác để giúp xác định đá và khoáng chất vào thế kỷ 18, thì các nhà địa chất hiện đại thường dùng lưỡi để xác định.

    Ông giải thích hành động liếm ướt đá là nhằm giúp ích cho thị giác chứ không phải vị giác, vì bề mặt ẩm ướt sẽ giúp nhìn rõ hơn các hạt khoáng chất.

    dua dien bon cau thong minh va loat nghien cuu doc la gay cuoi thang giai ig nobel 2023 3
    Đũa điện, bồn cầu thông minh và loạt nghiên cứu độc, lạ, gây cười thắng giải Ig Nobel 2023. Ảnh: Natuurhistorisch Museum Rotterdam.

    Giải Ig Nobel dinh dưỡng được trao cho 2 nhà khoa học Homei Miyashita thuộc Đại học Meiji và Hiromi Nakamura thuộc Đại học Tokyo (Nhật Bản) nhờ nghiên cứu về đũa và ống hút điện. Các tác giả này tin, việc dùng điện kích thích lưỡi có thể thay đổi mùi vị thực phẩm, đồ uống ngay lập tức và giúp tăng cường vị giác, điều các nguyên liệu thông thường như gia vị không thể làm được.

    Giải thưởng về y học thuộc về nhóm nghiên cứu sử dụng các xác chết để khám phá xem mỗi lỗ mũi của một cá nhân có chứa số lông bằng nhau hay không. Trong khi, giải Ig Nobel truyền thông được trao cho các nhà khoa học đã nghiên cứu, bao gồm cả phân tích hình ảnh thần kinh, đối với những người có khả năng nói ngược.

    Giải văn học thuộc về các nhà nghiên cứu đã kỳ công tìm hiểu về cảm giác đặc biệt có thể nảy sinh khi viết lặp đi lặp lại một từ. Họ gọi hiện tượng đó là một ví dụ về “jamais vu” – thấy những điều quen thuộc trở nên lạ lẫm.

    Ig Nobel vật lý được trao cho những nhà khoa học đã khám phá ra việc đàn cá cơm giao phối vào ban đêm ở bờ biển Galicia có thể gây ra những “cơn lốc” nhỏ dưới nước.

    Ông Bieito Fernández Castro tại Đại học Southampton chia sẻ: “Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng một nghiên cứu về vật lý quy mô nhỏ của đại dương lại có thể thu hút được sự chú ý rộng rãi như vậy”.

    Như Quỳnh (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dua-dien-bon-cau-thong-minh-va-loat-nghien-cuu-doc-la-gay-cuoi-thang-giai-ig-nobel-2023-a592322.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan