+Aa-
    Zalo

    Khám phá sân bay nguy hiểm bậc nhất thế giới, chỉ 24 phi công đủ tiêu chuẩn hạ cánh

    (ĐS&PL) - Gió mạnh thổi thường xuyên khiến máy bay chao đảo khi tới gần sân bay quốc tế Paro. Đường băng ngắn đòi hỏi phi công dày dặn kinh nghiệm và linh hoạt khi điều khiển máy bay.

    eceyqlvu8ae06r

    Nằm cách thủ đô Thimphu của Bhutan khoảng 54 km, sân bay Paro tọa lạc dưới một thung lũng sâu bên bờ sông Paro Chhu. Những rặng núi của dãy Himalaya bao quanh sân bay cao tới hơn 5.500 mét, khiến nơi đây trở thành một trong những điểm mà máy bay khó hạ cánh nhất thế giới.

    screen shot 2017 07 27 at 3 42 57 pm

    Tính tới nay, chỉ có 24 phi công được huấn luyện đủ trình độ để thực hiện những màn hạ cánh nghẹt thở tại sân bay Paro. Trước đó, con số này là 8 phi công vào năm 2011.

    article 2079836 0f4b6c3e00000578 945634x287

    Đầu tiên, máy bay phải thực hiện nhiều vòng rẽ để bám vào thung lũng dẫn đến đường băng. Người lái phải luôn tập trung chú ý vì sân bay không có hệ thống hạ cánh bằng thiết bị (ILS) do vị trí địa lý.

    san bay dang so nhat the gioi chi 24 phi cong duoc phep ha canh may bay dspl 1

    Các phi công được phép hạ cánh tại sân bay Bhutan phải điều khiển máy bay qua thung lũng Himalaya. Điều đó có nghĩa là máy bay phải hoàn thành 15 thao tác khắt khe để hạ cánh an toàn.

    paroairport2
    Phi công phải dựa vào kinh nghiệm của mình để điều hướng máy bay một cách trực quan. Không những vậy, họ còn phải duy trì đường bay và độ cao chính xác khi uốn khúc qua thung lũng. Do đó, phi công phải quản lý cẩn thận tốc độ hạ độ cao của máy bay nhằm duy trì đường trượt như mong muốn.
    32836906172cb06403a2b
    Tệ hơn nữa, đường bay của Sân bay Paro chỉ dài 2.265 mét, thực sự ngắn đối với máy bay thương mại. Đó là lý do việc kiểm soát chính xác tốc độ bay và điểm chạm đất là rất quan trọng.
    maxresdefault

    Việc nhận thức về địa hình cũng rất quan trọng nếu phi công cần nhanh chóng ứng phó với bất kỳ sai lệch nào để đảm bảo vượt qua chướng ngại vật một cách an toàn.

    maxresdefault 1

    Do tính chất khó khăn của cách tiếp cận, việc hạ cánh xuống Sân bay Paro đòi hỏi các phi công phải có kinh nghiệm và trải qua quá trình đào tạo cụ thể. Vì điều này, những phi công "đủ tiêu chuẩn và được chứng nhận đặc biệt" mới được phép bay vào và ra khỏi sân bay.

    ziktlk8tfpmeselrnu0i

    Các hành khách từng có mặt trong chuyến bay đến đây đều nhận xét, hạ cánh là một trải nghiệm kinh hoàng.

    screen shot 2017 07 27 at 3 43 57 pm

    Buddha Air trở thành hãng hàng không quốc tế đầu tiên khai thác đường bay ở sân bay Paro vào tháng 8/2010. Tashi Air, hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Bhutan, ra đời vào tháng 12/2011. Tới năm 2018, sân bay này đón gần 400.000 lượt khách và hơn 6.700 chuyến bay. Một đường băng mới được xây dựng song song với đường cũ, cho phép sân bay xử lý tới 50 chuyến bay mỗi ngày.

    Mộc Miên (T/h)

    Ảnh: AP, Daily Mail

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/kham-pha-san-bay-nguy-hiem-bac-nhat-the-gioi-chi-24-phi-cong-du-tieu-chuan-ha-canh-a589017.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan