+Aa-
    Zalo

    Ngư dân Trung Quốc: “Lính xung kích” tranh chấp Biển Đông

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Cung cấp nhiên liệu, trang bị thiết bị liên lạc vệ tinh và sẵn sàng ứng cứu…Trung Quốc đang biến ngư dân thành lính xung kích xâm chiếm Biển Đông.

    (ĐSPL) – Cung cấp nhiên liệu, trang bị thiết bị liên lạc vệ tinh và sẵn sàng ứng cứu…Trung Quốc đang biến ngư dân thành lính xung kích xâm chiếm Biển Đông.
    Ngư dân Trung Quốc: “Lính xung kích” tranh chấp Biển Đông

    Chính quyền Trung Quốc đang biến ngư dân thành “lính xung kích” trong tranh chấp Biển Đông

    Trên đảo Hải Nam, một thuyền trưởng tàu cá khoe với phóng viên Reuters một hệ thống định vị vệ tinh có thể liên lạc trực tiếp với Cảnh sát biển Trung Quốc. Hệ thống này giúp ông ta tránh thời tiết xấu hoặc tàu tuần tra của Philippines hay Việt Nam,  khi ông đánh bắt cá trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.
    Biến ngư dân thành lính xung kích trên biển
    Đến cuối năm ngoái,  thiết bị liên lạc vệ tinh Bắc Đẩu “cây nhà, lá vườn” đã được lắp đặt trên 50.000 tàu thuyền đánh cá của Trung Quốc. Trên đảo Hải Nam, cửa ngõ của Trung Quốc nhìn ra  Biển Đông, các thuyền trưởng tàu cá chỉ phải trả không quá 10 \% chi phí lắp đặt. Chính phủ Trung Quốc thanh toán phần còn lại.
    Đó là một dấu hiệu cho thấy sự hỗ trợ tài chính ngày càng tăng của Trung Quốc đối với ngư dân,  khi họ “dấn thân” vào vùng biển Đông Nam Á để tìm kiếm ngư trường mới.
    Chính quyền Hải Nam khuyến khích ngư dân đánh bắt ở khu vực tranh chấp và sẵn sàng trợ giá nhiên liệu cho mỗi chuyến đi đánh bắt xa bờ. Động thái này của chính quyền Trung Quốc đang đẩy ngư dân lên tuyến đầu và biến họ thành lính xung kích trong tranh chấp biển đảo ở Châu Á.
    Ngư dân Trung Quốc: “Lính xung kích” tranh chấp Biển Đông

    Tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc không ngại đâm va với các tàu thuyền đánh cá Việt Nam trong hơn hai tháng, cho đến khi Trung Quốc di chuyển giàn khoan 981 vào giữa tháng 7/2014.

    Gần đây nhất  là “trận đấu” xung quanh một giàn khoan 981 của Trung Quốc hạ đặt (trái phép) ở ngoài khơi  Việt Nam. Nhiều tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc đã không ngại đâm va với các tàu thuyền đánh cá Việt Nam trong hơn hai tháng, cho đến khi Trung Quốc di chuyển giàn khoan vào giữa tháng 7/2014.
    Giải thích cho thái độ  hung hăng quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông thường tập trung vào tầm quan trọng chiến lược của tuyến hàng hải vận chuyển số lượng hàng hóa trị giá 5.000 tỷ USD mỗi năm hay mục tiêu của Bắc Kinh nhằm tăng sản lượng khai thác dầu khí ngoài khơi.
    Hiếm khi người ta đề cập đến  tầm quan trọng của thủy sản trong chế độ ăn uống của người dân Trung Quốc. Một báo cáo năm 2014 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) cho biết tiêu thụ cá bình quân đầu người ở Trung Quốc là 35,1 kg trong năm 2010, tăng gần gấp đôi mức trung bình toàn cầu là 18,9 kg.
    Alan Dupont, một giáo sư về an ninh quốc tế tại nói Đại học New South Wales (Australia) nói: "Hải sản trở nên quan trọng đối với lối sống của người Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng đây là một cái gì đó mà hầu hết mọi người đã không được tính đến trong phương trình, khi họ phân tích các cuộc xung đột và tranh chấp.  Có một điều rõ ràng là Trung Quốc đang khuyến khích các đội tàu cá của nước này đánh bắt ở các vùng biển tranh chấp. Tôi nghĩ rằng điều này đã trở thành chính sách và chính phủ Trung Quốc đang khuyến khích các đội tàu đánh cá làm điều này vì các mục đích địa chính trị cũng như kinh tế và thương mại”.
    Hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu
    Với 16 vệ tinh trong quỹ đạo trên khu vực Châu Á-Thái Bình Dương vào cuối năm 2012, hệ thống Bắc Đẩu 19 tháng tuổi đã trở thành một đối thủ của hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ  và GLONASS của Nga. Giới quân sự  Trung Quốc vốn là khách hàng lớn nhất, quan trọng nhất của hệ thống vệ tinh định vị mang tên Bắc Đẩu.
    Ngư dân Trung Quốc: “Lính xung kích” tranh chấp Biển Đông

    Với 16 vệ tinh trong quỹ đạo trên khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, hệ thống Bắc Đẩu đã trở thành một đối thủ của hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ

    Ngư dân Trung Quốc có thể sử dụng hệ thống liên lạc vệ tinh để cầu cứu các nhà chức trách, nếu họ gặp khó khăn như tàu thuyền hỏng hóc hay xung đột với các cơ quan hàng hải nước ngoài. Thiết bị liên lạc vệ tinh trang bị cho tàu đánh cá có một nút khẩn cấp gửi một thông điệp thẳng đến các nhà chức trách Trung Quốc và hệ thống Bắc Đẩu có thể giúp thể xác định chính xác vị trí  của con tàu.
    Hệ thống nhắn tin ngắn độc đáo Beidou cũng cho phép người dùng giao tiếp với ngư dân khác, gia đình hoặc bạn bè.
    Tân Hoa Xã cho hay khi các nhà chức trách Philippines lên một tàu đánh cá Trung Quốc hồi tháng 5/2014 ở một rạn san hô đang tranh chấp ở quần đảo Trường Sa, họ nhanh chóng tắt hệ thống liên lạc vệ tinh Bắc Đẩu vào thời điểm đó. Chín ngư dân Trung Quốc trên con tàu cá này đang chờ xét xử tại Philippines vì tội đánh bắt loài rùa biển quí đang có nguy cơ tuyệt chủng.
    Zhang Jie, Phó Cục trưởng Cục An toàn Hàng hải Hải Nam,  nói rằng ông không có thông tin chính xác về việc các tàu thuyền đánh cá sử dụng hệ thống định vị Bắc Đẩu, nhưng nói thêm rằng các ngư dân được khuyến khích đánh cá ở bất kỳ vùng biển nào thuộc về Trung Quốc.
    Khuyến khích ngư dân lao vào các vùng biển tranh chấp
    Kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền vào tháng Ba năm ngoái, Bắc Kinh đã ngày càng phô trương sức mạnh ở Biển Đông. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần 90 \% diện tích Biển Đông gồm 3,5 triệu km ².
    Trung Quốc cũng đã đưa tàu sân bay duy nhất của nước này xuống Biển Đông lần đầu tiên vào cuối năm 2013,  trong khi Cảnh sát biển Trung Quốc  đã tìm cách để ngăn chặn việc tiếp tế cho một nhóm lính thủy đánh bộ Philippines đang đồn trú trên một chiếc tàu đổ bộ cũ bị mắc cạn ở bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Philippines đang chiếm giữ).
    Ngư dân Trung Quốc: “Lính xung kích” tranh chấp Biển Đông
    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến đảo Hải Nam và cam kết chính phủ sẽ tăng cường bảo vệ ngư dân đánh bắt cá  ở vùng biển tranh chấp.
    Chỉ vài tuần sau khi trở thành Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình đã đến đảo Hải Nam và cam kết chính phủ sẽ tăng cường bảo vệ ngư dân khi họ đánh bắt cá  ở vùng biển tranh chấp.
    Một số ngư dân Trung Quốc cho biết các cơ quan chức năng của tỉnh Hải Nam đã khuyến khích họ đánh cá xa bờ ở vùng biển Trường Sa, cách đảo Hải Nam khoảng 1.100 km về phía nam.
    Ngư dân cho biết tàu của ông này nhận được trợ cấp nhiên liệu cho mỗi chuyến đi. Đối với tàu có động cơ 500 mã lực, thủy thủ đoàn có thể nhận được 2.000-3.000 nhân dân tệ tiền trợ cấp một ngày.
    Một thuyền trưởng tàu cá cho biết thêm: “Các cơ quan hỗ trợ đánh bắt cá ở Biển Đông là để bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc”.
    Ngoài ra, các ngư dân Trung Quốc cũng có một lý do khác để đánh bắt xa bờ, trong các vùng biển tranh chấp. Một nghiên cứu của Cục Hải sự Trung Quốc cho biết trong tháng 10/2012 rằng trữ lượng cá dọc theo bờ biển Trung Quốc đã suy giảm đáng kể.
    Zhang Hongzhou, nhà nghiên cứu của Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam tại Đại học công nghệ Nanyang tại Singapore cho biết:  "Vào thời điểm này, tôi cho rằng sự cạnh tranh về nguồn lợi thủy sản là nguyên nhân chính dẫn đến  tình trạng căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực".
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ngu-dan-trung-quoc-linh-xung-kich-tranh-chap-bien-dong-a43332.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan