+Aa-
    Zalo

    Thực hư chiêu trò “câu view” của phim Hàn Quốc?

    (ĐS&PL) - Số lượng và độ táo bạo của bạo lực hay cảnh nóng trong phim truyền hình Hàn Quốc tăng dần đều trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng điều này vô cùng nguy hiểm khi những cảnh quay này ngày càng lan rộng.

    Tính cạnh tranh ngày càng gay gắt trong ngành công nghiệp điện ảnh và phát trực tuyến cũng là lý do khiến một số nhà sản xuất sử dụng những hình ảnh bạo lực để “câu view” cho tác phẩm của mình.

    Một trong số đó, "The Roundup" (2022)- bộ phim bị cấm chiếu tại Việt Nam vì bạo lực, đã có thời điểm trở thành hiện tượng phòng vé tại Hàn Quốc, khi bán được 10 triệu vé chỉ sau 25 ngày ra rạp hồi tháng 5/2022.

    Không những thế, phần tiếp của "The Outlaws" (2017) được dán nhãn 15+, tuy nhiên trẻ em dưới 15 vẫn được phép vào rạp xem phim nếu đi cùng bố mẹ hoặc người giám hộ.

    Những cảnh phim rùng rợn đầu tiên xuất hiện chỉ ít phút sau phần mở đầu, khi nhân vật phản diện (do Son Suk-ku đóng) đã cắt tai một nạn nhân theo cách dã man và đâm chết anh ta. Trong khoảng 100 phút còn lại, bộ phim không thiếu những cảnh bạo lực và máu me.

    thuc hu chieu tro cau view cua phim han quoc31
    Diễn viên Son Suk-ku (phải) trong phim "The Roundup" - Nguồn: ABO Entertainment.

    Đứng trước vấn về có phải Hàn Quốc đang quá lạm dụng cảnh bạo lực để câu khách hay không, theo Ha Jong-won, giáo sư tại Đại học Sun Moon cho biết việc sử dụng bạo lực là cách dễ dàng và đơn giản nhất để mô tả sự bùng nổ hay xung đột trong một bộ phim. Các diễn viên cũng dễ dàng thể hiện sự tức giận hoặc sợ hãi trước những cảnh bạo lực, hơn là những cảnh đòi hỏi vô số cảm xúc phức tạp nội tâm.

    Giáo sư Ha Jong-won cũng chỉ ra vấn đề là một số nhân vật chính diện, mặc dù là người thực thi pháp luật nhưng sử dụng bạo lực không khác gì nhân vật phản diện, thậm chí là những cách thức bất hợp pháp để đạt mục tiêu của mình.

    Giáo sư này còn đề cập đến "hội chứng thế giới độc ác", rằng mọi người có thể nhìn nhận thế giới nguy hiểm hơn so với thực tế, sau khi tiếp xúc thời gian dài với các nội dung bạo lực trên phương tiện thông tin đại chúng.

    Nhà phê bình văn hóa Kim Hern-sik thừa nhận trước đây điện ảnh Hàn Quốc không có nhiều nội dung, hình ảnh bạo lực. Dù phim về những kẻ sát nhân từ lâu đã là một thể loại trong điện ảnh phương Tây thì điều đó chưa có tại Hàn Quốc.

    thuc hu chieu tro cau view cua phim han quoc2
    Cảnh trong phim "Christmas Carol"- Nguồn: KoreaHerald.

    Ngoài ra, mức độ táo bạo của các cảnh nóng trong phim truyền hình Hàn Quốc cũng đang tăng dần đều. Theo phong cách cũ, cảnh nóng trong phim truyền hình thường được thực hiện với những góc quay ý nhị, diễn viên chỉ để lộ vai trần và thời lượng cũng rất chớp nhoáng.

    Gần đây, những phân đoạn giường chiếu đã được lột tả theo hướng mạnh dạn hơn với thời lượng kéo dài, thậm chí gây sốc.

    Cụ thể, cảnh làm tình trần trụi của giữa hai nhân vật Deok Soo (Heo Sung Tae) và Mi Nyeo (Kim Joo Ryung) trong bom tấn truyền hình Trò chơi con mực. Phân cảnh này đã làm dấy lên nhiều cuộc tranh luận nảy lửa trên mạng xã hội.

    thuc hu chieu tro cau view cua phim han quoc1
    Cảnh nóng trong nhà vệ sinh của Trò chơi con mực gây sốc vì độ táo bạo - Nguồn: Netflix.

    Nhiều khán giả nhận xét cảnh quay này làm hạ thấp giá trị người phụ nữ và xem họ như công cụ tình dục. Một số người thì cho rằng nó quá “nặng đô” cho một bộ phim truyền hình.

    Xu hướng sử dụng cảnh nóng “thả ga” trong phim truyền hình Hàn Quốc đang dần trở thành con dao hai lưỡi. Không ít khán giả đã thể hiện sự ngán ngẩm khi phải chứng kiến những phân cảnh ân ái nhạt và xa rời với nội dung trong một số phim.

    Phương Linh (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thuc-hu-chieu-tro-cau-view-cua-phim-han-quoc-a560971.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan