+Aa-
    Zalo

    Tuyên án các bị cáo trong vụ "chuyến bay giải cứu": Cựu Thứ trưởng Tô Anh Dũng nhận 14 năm tù

    (ĐS&PL) - Sau 2 ngày diễn ra phiên phúc thẩm vụ án "chuyến bay giải cứu", HĐXX đã đưa ra mức án đối với các bị cáo, trong đó ông Tô Anh Dũng, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao mức án 14 năm tù về tội nhận hối lộ.

    Cụ thể, sau khi nghị án, căn cứ vào các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, sáng 27/8, HĐXX toà phúc thẩm "Chuyến bay giải cứu" đã quyết định bác kháng cáo của 5 bị cáo, chấp nhận đơn kháng cáo của 16 bị cáo.

    Đối với nhóm nhận hối lộ

    HĐXX toà phúc thẩm "chuyến bay giải cứu" đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan (cựu Cục trưởng Cục lãnh sự, Bộ Ngoại giao) y án chung thân về tội nhận hối lộ, như toà sơ thẩm trước đó.

    Bị cáo Tô Anh Dũng, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao mức án 14 năm tù về tội nhận hối lộ. Trước đó toà sơ thẩm tuyên bị cáo này 16 năm tù về tội danh trên.

    Bị cáo Hoàng Văn Hưng, cựu trưởng phòng 5, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an) bị tuyên 20 năm tù sau khi đã thành khẩn khai báo và nhận tội. Trước đó toà sơ thẩm tuyên bị cáo chung thân.

    Bị cáo Phạm Trung Kiên, cựu cán bộ Bộ Y tế bác kháng cáo, tuyên y án chung thân.

    Bị cáo Vũ Anh Tuấn, cựu Phó Trưởng Phòng tham mưu, Cục quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an bác kháng cáo, tuyên y án chung thân.

    Bị cáo Vũ Sĩ Cường, cựu cán bộ Phòng tham mưu, Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an, bác kháng cáo, tuyên 9 năm tù.

    Bị cáo Đỗ Hoàng Tùng, cựu Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao 10 năm tù, giảm 2 năm so với bản án sơ thẩm.

    Bị cáo Trần Văn Tân cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, 5 năm tù, giảm 1 năm.

    vu chuyen bay giai cuu cac bi cao xin loi dang va nha nuoc
    Nhóm đối tượng nhận hối lộ

    Đối với nhóm môi giới hối lộ

    HĐXX tuyên phạt bị cáo Phạm Thị Kim Ngân, cựu cán bộ Phòng trị sự Tạp chí thanh tra Chính phủ 13 tháng, giảm 2 tháng so với bản án sơ thẩm.

    Hai bị cáo không có đơn kháng cáo nhưng được giảm án là cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn và cựu đại sứ Trần Việt Thái không có đơn kháng cáo nhưng vẫn được Viện kiểm sát đề nghị giảm 6-12 tháng tù để thể hiện "sự công bằng và khoan hồng".

    Đối với nhóm tội đưa hối lộ

    Bị cáo Lê Hồng Sơn, Tổng Giám đốc Công ty Bluesky, 8 năm tù, giảm 2 năm so với bản án sơ thẩm.

    Bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Bluesky, 9 năm (giảm 1 năm so với bản án sơ thẩm).

    Bị cáo Hoàng Diệu Mơ, Tổng Giám đốc Công ty TNHH thương mại du lịch và dịch vụ hàng không An Bình, 6 năm 6 tháng tù (giảm 6 tháng tù so với bản án sơ thẩm).

    Bị cáo Lê Văn Nghĩa, Tổng Giám đốc công ty Nhật Minh, 27 tháng tù, giảm 9 tháng tù so với bản án sơ thẩm.

    Bị cáo Trần Thị Mai Xa, Giám đốc Công ty Master Life, 30 tháng tù, giảm 6 tháng tù so với bản án sơ thẩm.

    Bị cáo Lê Thị Ngọc Anh, cựu cán bộ Ban Đối ngoại Trung ương Đảng, 30 tháng tù, giảm 6 tháng so với bản án sơ thẩm.

    Bị cáo Võ Thị Hồng, Giám đốc Công ty Minh Ngọc, 3 năm tù (giảm 1 năm so với bản án sơ thẩm), cộng với 30 tháng tù treo của bán án trước đó, bị cáo phải chấp hành 5 năm 6 tháng tù.

    Bị cáo Phạm Bích Hằng, Phó Giám đốc Công ty Du lịch Quốc tế, 20 tháng tù.

    XEM THÊM: Vụ chuyến bay giải cứu: Cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng nói lời sau cùng gì sau 2 ngày xét xử?

    Theo bản án sơ thẩm, trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát, một số doanh nghiệp đã nộp hồ sơ đến Văn phòng Chính phủ, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao đề nghị được cấp tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước (dưới hình thức giải cứu hoặc combo).

    Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc xin phép tổ chức chuyến bay dẫn đến không tổ chức được hoặc bị thua lỗ. Do đó, DN đã phải liên hệ với các bị cáo là những cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước đặt vấn đề nhờ “ủng hộ”, “giúp đỡ”, “tạo điều kiện”.

    Các bị cáo như Phạm Trung Kiên, Vũ Anh Tuấn và một số bị cáo khác có hành vi “đòi hỏi”, “sách nhiễu”, đưa ra “giá”. Một số bị cáo khác mặc dù không đưa ra yêu cầu cụ thể, không trực tiếp thoả thuận nhưng đều gặp gỡ, trao đổi, thống nhất sẽ tạo điều kiện.

    Trước hoặc sau khi được cấp phép, doanh nghiệp đã đưa tiền với danh nghĩa “cảm ơn”. Số tiền “cảm ơn” đều dựa trên số lượng chuyến bay, số lượng khách được cho phép đưa về nước.

    Số tiền đưa nhận hối lộ trong vụ án này ở mức lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn, “việc đưa và nhận tiền diễn ra nhiều lần, thường xuyên, liên tục, số tiền vượt quá mức thu nhập bình thường của cán bộ, công chức’’, bản án nêu.

    Từ tháng 9/2020 đến tháng 12/2022, 25 bị cáo đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ được giao, nhận hối lộ gần 165 tỷ đồng và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại hơn 10,4 tỷ đồng.

    23 bị cáo là đại diện doanh nghiệp đưa hối lộ hơn 226,7 tỷ đồng; 4 bị cáo môi giới hối lộ số tiền hơn 74,4 tỷ đồng và 2 bị cáo lừa đảo, chiếm đoạt số tiền 24,5 tỷ đồng.

    Lê Liên - Khánh Ngân

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tuyen-an-cac-bi-cao-trong-vu-chuyen-bay-giai-cuu-cuu-thu-truong-to-anh-dung-nhan-14-nam-tu-a605094.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan