+Aa-
    Zalo

    Giải mã bom lượn nặng 1,5 tấn của Nga khiến binh sĩ Ukraine khiếp sợ

    (ĐS&PL) - Nga đã bắt đầu sản xuất hàng loạt loại vũ khí có uy lực khủng khiếp – bom hạng nặng FAB-1500 M54.

    Theo Cơ quan tình báo Đông Âu (Nexta), trong bối cảnh chiến dịch quân sự đặc biệt đang diễn ra, ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã bắt đầu sản xuất hàng loạt FAB-1500 M54 - một trong những loại bom lượn nặng nhất thế giới.

    nga dua bom luon nang 15 tan vao san xuat hang loatdspl1
    Bom hạng nặng FAB-1500 M54. Ảnh: AP

    Bom FAB-1500 nặng 1,5 tấn và mang chất nổ mạnh, được chiến đấu cơ thả từ xa 60 - 70km (ngoài tầm bắn của nhiều hệ thống phòng không Ukraine sở hữu) có thể tạo ra hố rộng đến 15 mét.

    Một số đoạn phim ghi lại chiến sự gần đây ở vùng Donetsk cho thấy rõ sức mạnh của FAB-1500, khi chúng được dùng tấn công nhà máy nhiệt điện, công xưởng hoặc tòa tháp nơi lực lượng Ukraine triển khai phòng thủ.

    Không quá khó để hình dung sức hủy diệt của một quả bom nặng 1,5 tấn, đặc biệt khi quả bom này có khả năng tấn công chính xác cao nhờ hệ thống cánh lượn được gắn ngoài. Với trọng lượng 1,5 tấn, quả bom này có khả năng "san bằng" một tòa nhà 20 tầng.

    FAB-1500 được dẫn hướng tới mục tiêu bằng hệ thống dẫn đường và bộ cánh bật ra cho phép nó lướt về phía mục tiêu.

    Về cơ bản, đây là những quả bom FAB-1500 từ thời Liên Xô, nhưng được hoán cải thành bom lượn nhờ bộ công cụ gồm cánh lượn có thể gấp gọn, hệ thống dẫn đường định vị vệ tinh kết hợp chỉ thị laser có tên gọi UMPK. Bộ công cụ này còn được trang bị động cơ phản lực giúp tăng tầm hoạt động của bom.

    Nhà báo Joseph Trevithick (trang The WarZone) nhận xét FAB-1500 đem đến một phương án tấn công tầm xa có sức tàn phá lớn hơn máy bay chiến thuật, giúp phi công Nga tránh xa hệ thống phòng không của Ukraine.

    Kể từ mùa hè năm 2023, không quân Nga tích cực sử dụng bom FAB-1500 M54 được trang bị mô-đun lập kế hoạch và điều chỉnh phổ quát UMPC để tấn công mục tiêu quân sự Ukraine.

    kiemtrabomtrensu 34
    Quân nhân Nga kiểm tra bom trước chuyến bay trên Su-34, ngày 8/3/2024. Ảnh: BQP Nga/Getty

    Tuần trước một binh sĩ Ukraine thuộc Lữ đoàn di động số 46 chiến đấu tại thị trấn Krasnohorivka nói với CNN: “Trước đây chúng tôi chỉ bị pháo kích mà thôi. Giờ đây quân Nga quyết liệt hơn và bắt đầu sử dụng vũ khí như FAB-1500. Thiệt hại mà chúng gây ra rất nghiêm trọng, dù sống sót thì bạn cũng bị thương. FAB-1500 tạo áp lực rất lớn lên tinh thần binh sĩ. Không phải ai cũng chịu đựng được, mặc dù hiện tại chúng tôi ít nhiều đã quen với FAB-500 nhưng FAB-1500 thì quá khủng khiếp”.

    Hồi tháng 5/2023, Người phát ngôn của Lực lượng Không quân Ukraine, Đại tá Yuri Ignat, cũng từng cảnh báo về mối đe dọa mà loại vũ khí này gây ra: “Những quả bom đó có thể bay khoảng 70 km và chúng có thể nhắm mục tiêu vào các cơ sở hạ tầng quan trọng như trường mẫu giáo, khu dân cư, các cơ sở giáo dục và y tế. Nhưng phòng không của chúng ta không hiệu quả trước bom lượn, vì vậy chúng ta phải cố gắng hạ gục các máy bay Su-34 mang loại bom này”.

    Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) cho biết: "Các lực lượng Nga đã sử dụng bom lượn trong các cuộc tấn công để tạo hiệu ứng chiến thuật

    và có thể đang cố gắng tái tạo các hiệu ứng đó để hỗ trợ các hoạt động đang diễn ra ở những nơi khác dọc theo mặt trận".

    Loại bom lượn mới nhất của Nga PBK-500U Drel dự kiến sẽ được đưa vào sản xuất trên quy mô lớn trước cuối năm nay và có thể sẽ ra mắt chiến đấu trên thực tế. Việc sản xuất máy bay chiến đấu tấn công Su-34 cũng đang được Nga mở rộng từ năm 2023 và các khung máy bay được bàn giao từ giữa năm 2022 sẽ được nâng cấp lên tiêu chuẩn Su-34M hiện đại hơn.

    Mộc Miên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/giai-ma-bom-luon-nang-1-5-tan-cua-nga-khien-binh-si-ukraine-khiep-so-a613806.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan