+Aa-
    Zalo

    Trung Quốc "ẩn hiện" trong khủng hoảng Thái Lan

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trung Quốc vẫn hiện diện trong cuộc khủng hoảng ở Thái Lan và việc Mỹ ngừng viện trợ cho Thái Lan sẽ là cơ hội để Thái-Trung xích lại gần nhau.

    Trung Quốc vẫn hiện diện trong cuộc khủng hoảng ở Thái Lan và việc Mỹ ngừng viện trợ cho Thái Lan sẽ là cơ hội để Thái-Trung xích lại gần nhau.

    Không lâu sau khi quân đội Thái Lan tuyên bố kiểm soát chính quyền, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry lên án đây là hành động “không thể biện minh được”. Với việc Washington đồng thời dừng các chương trình viện trợ quân sự cho đồng minh này, các nhà phân tích cảnh báo Washington đối diện nguy cơ quân đội Thái Lan xích lại gần Trung Quốc.
    Mỹ nhanh chóng quyết định ngừng khoản viện trợ quân sự 3,5 triệu USD, tương đương 1/3 tổng số viện trợ của Washington cho Bangkok. Washington cũng hoãn các cuộc tập trận với đồng minh châu Á lâu đời nhất này, hủy chuyến thăm của các quan chức cấp cao đã được lên kế hoạch trước.
    Chương trình huấn luyện vũ khí được chính phủ Mỹ tài trợ cho cảnh sát hoàng gia Thái Lan (dự kiến bắt đầu từ 26/5) cũng dừng lại.
    Theo báo chí phương Tây, Mỹ nhiều lần cảnh báo quân đội Thái Lan đứng ngoài cuộc, nhưng một số chuyên gia cho rằng, quân đội nước này đang rất chú trọng các diễn biến chính trị, nên khó có khả năng thay đổi theo ý kiến quốc tế.
    Trung Quốc

    Binh lính Thái Lan chặn cuộc tuần hành chống đảo chính hôm 24/5 tại Bangkok. Ngày 25/5, hàng nghìn người lại biểu tình ở thủ đô Thái Lan.

    Về quan hệ với Trung Quốc, Thái Lan có quan hệ tốt với "gã khổng lồ" này hơn nhiều nước láng giềng. Trung Quốc vẫn chưa chỉ trích hành động chiếm quyền của quân đội Thái Lan. Còn nhớ, Trung Quốc là nước đầu tiên công nhận cuộc đảo chính ở Thái Lan năm 2006, dẫn tới quan hệ hợp tác quân sự gần gũi hơn giữa hai nước.
    Trung Quốc chỉ kêu gọi sự kiềm chế và hi vọng rằng "trật sự xã hội thông thường sẽ được phục hồi sớm nhất có thể tại Thái Lan", người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết.
    Trong cuộc khủng hoảng chính trị diễn ra tại Thái Lan, tuy không thể hiện rõ nhưng vẫn thấy bóng dáng Trung Quốc.
    Ngày 5/2, Bộ trưởng Thương mại Thái Lan cho biết, hợp đồng xuất 1,2 triệu tấn gạo đã bị đối tác Trung Quốc hủy do liên quan đến việc Ủy ban Chống tham nhũng nước này đang điều tra chính sách mua gạo từ nông dân của Thủ tướng Yingluck Shinawatra.
    Ông Niwattumrong cho biết, phía Trung Quốc hủy bỏ hợp đồng do lo ngại sẽ gặp rắc rối trước cuộc điều tra này của Ủy ban Chống tham nhũng quốc gia Thái Lan.
    Trung Quốc là một trong những quốc gia nhập khẩu gạo Thái Lan nhiều nhất trên thế giới, theo Bloomberg. Và hợp đồng này là bước đi đầu tiên trong mục tiêu xuất khẩu 7 triệu tấn gạo trong năm nay của Thái Lan.
    Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia cho rằng, việc Trung Quốc hủy bỏ hợp đồng gạo không chỉ vì kinh tế mà đó còn là lá bài chính trị.
    Bên cạnh đó, trong khi quân đội Thái Lan vừa đảo chính thì Cựu thủ tướng Thaksin lại đến Trung Quốc.
    Theo một nguồn tin trong nước, Cựu thủ tướng Thaksin đang có mặt ở Bắc Kinh để gặp gỡ các lãnh đạo của đảng Puea Thai cũng như giới chức cao cấp của chính phủ cầm quyền. Cuộc họp được ví như cuộc họp nội các “đính thực” của chính phủ cầm quyền Puea Thai với trọng tâm là đánh giá tình hình Thái Lan và hành động thế nào của đảng này,
    “Gia tộc Shinawatra chấp nhận rút khỏi chính trường Thái Lan nếu mang lại sự bình yên cho người dân Thái”, ông Thaksin nói với các thành viên đảng Puea Thai cùng tham gia cuộc họp với ông.
    Theo một số nguồn tin từ giới chức chính trị cao cấp của nước này, cả ông Thaksin và các thành viên của đảng Puea Thai lo lắng chính trường Thái Lan sẽ biến động sau thời điểm Tòa hiến pháp nước này quyết định số phận của Thủ tướng Yingluck Shinawatra.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/trung-quoc-an-hien-trong-khung-hoang-thai-lan-a34442.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan